12 MẢNH GHÉP GIÁ TRỊ CHO CON - Trang 209

NGHE LỜI: Tạo “câu thần chú” làm ơn. Khi bạn nhờ trẻ
làm việc gì đó, hãy nói làm ơn. Phản ứng tất yếu của trẻ
thường là “Vâng thưa bố” hoặc “vâng thưa mẹ”. Khi trẻ
không nghe lời hoặc quên từ phản ứng, hãy nói “Chúng ta
bắt đầu lại nào”. Hãy hỏi lại trẻ, nhấn mạnh từ làm ơn.
Nếu trẻ vẫn không nghe lời và vẫn không nói “vâng, mẹ”
thì hãy yêu cầu trẻ quay về phòng đóng cửa lại và suy
nghĩ.

Thêm các điều khoản/quy định về “ăn năn”. Đây là cơ

hội tốt để dạy trẻ những giá trị (và kỹ năng) có sức mạnh to
lớn như xin tha thứ và tha thứ. Một khi các luật lệ gia đình đã
được hình thành, cùng với thưởng và phạt, hãy thêm nguyên
tắc ăn năn vào. Hãy dạy trẻ nhỏ rằng ăn năn bao gồm việc
nói bạn rất tiếc về một việc cụ thể nào đó, xin tha lỗi và
hứa sẽ không bao giờ lặp lại việc đó nữa.

Cố gắng sử dụng ăn năn thay vì kỷ luật bất cứ khi nào

có thể. Hãy để trẻ tránh ngồi ở ghế ăn năn nếu chúng đã
hối lỗi với nhau, hoặc tránh bị “nhốt” vào phòng nếu
chúng đã nói xin lỗi vì không nghe lời và nhanh chóng sửa sai.

Làm gương. Hãy thể hiện rằng công bằng và nhân từ là

hai giá trị của bạn. Bạn cũng đang cố gắng học cách ăn năn
và tha thứ. Khi bạn mắc sai lầm, mất bình tĩnh, không
hoàn thành một trách nhiệm nào đó của mình liên quan tới
con cái, v.v…, hãy xin con tha lỗi một cách chân thành.

Hãy cố gắng để con nhìn nhận bạn là một người đang

thực sự nỗ lực để trở nên tốt hơn chứ bạn không phải là người
hoàn hảo.

Công bằng và nhất quán, nhưng cũng dịu dàng và

nhân từ. Một lần nữa, hãy dạy giá trị này bằng cách làm
gương. Bạn cố gắng để hành vi đáng được khen ngợi và
hành vi đáng bị kỷ luật không bị bỏ qua. Hãy cố gắng nhất
quán. Luôn lựa chọn ăn năn và tha thứ trước tiên, còn kỷ luật

́

́

́

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.