đập thình thịch khi cô bé ngồi trong chiếc xe yên tĩnh,
dõi mắt nhìn bố và cô quyết định phải làm gì.
Cô bé nhớ lại tim mình đã đập nhanh như thế nào trước
khi cô quyết định nhảy xuống từ ván nhảy - và cô cũng
nhớ cảm giác tuyệt vời sau khi cô nhảy. Cô bé nhoài người
sang phía bố, ôm cánh tay bố và nói “Con cám ơn bố
vì bộ phim. Phim rất hay ạ. Con yêu bố!” Bố cô bé, vì
là một người trầm tính, nên ông không nói nhiều,
nhưng ông đã đặt tay lên tay cô bé và nói “Cám ơn con,
con yêu” bằng giọng nói trầm ấm, yêu thương. Betsy
ngẩng đầu lên và cô bé nghĩ là mình đã nhìn thấy một
giọt nước mắt trên má bố. Lúc này tim cô bé đã trở lại
bình thường, cô bé cảm thấy còn tuyệt vời hơn cả khi cô
nhảy xuống bể bơi.
Dạy trẻ nhìn vào mắt người khác
Điều này có thể giúp trẻ học được thói quen có lợi là dũng
cảm và cho bạn cơ hội tốt để khen ngợi. Hãy hình thành một
truyền thống gia đình là nhìn vào mắt người đối diện.
Hãy giải thích cho trẻ nhỏ biết là nếu bạn nhìn thẳng vào
mắt người khác, họ sẽ thích bạn và biết được rằng bạn
cũng thích họ. Hãy tập nhìn vào mắt nhau khi nói “Xin
chào”, “Bố/Mẹ/… thế nào?”, “Cám ơn” hoặc khi bạn đưa ra
những câu hỏi “Bạn sống ở đâu?”, “Bạn học trường nào
thế?”, v.v… Hãy tổ chức một cuộc thi nho nhỏ xem ai có thể
nhìn vào mắt người khác lâu nhất trong lúc nói chuyện. Và
cả “đọ mắt” nữa (xem ai có thể nhìn vào mắt người khác lâu
nhất mà không chớp mắt).
Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng dũng cảm có nghĩa là
không có gì phải che giấu - và khi chúng ta nhìn thẳng vào
mắt người nào đó, có nghĩa là chúng ta nói “Tôi tin tưởng
bạn và bạn cũng có thể tin tưởng tôi”. Học điều này giúp
chúng ta không sợ đặt câu hỏi cho người khác hay bắt đầu
cuộc trò chuyện.
̀