ngay lúc còn nhỏ, ngoài sách vở Thư, Thi, ông lại tỏ ra ham thích các
sách viết về binh pháp, hay cùng chúng bạn luyện tập võ nghệ.
Đến lúc trưởng thành, Quách Tử Nghi vừa làu thông binh pháp
vừa giỏi về văn chương nên về sau rất ý hợp tâm đầu với nhà thơ nổi
tiếng Lý Bạch. Thời gian mà Quách Tử Nghi khôn lớn rơi vào đúng
đời Đường Huyền tông, được gọi là “Khai Nguyên chi trị”. Khi ấy đất
nước giàu mạnh yên ổn, nhân dân an hưởng thái bình nhưng Quách Tử
Nghi vẫn nhìn ra được những hiểm họa từ phương bắc đưa tới đe dọa
nền an ninh của đất nước, trong tâm đã hình thành ý tưởng muốn đem
hết tài năng của mình ra bảo vệ biên cương.
Vì vậy khi vừa đủ tuổi, Quách Tử Nghi liền xin gia nhập quân
ngũ. Với xuất thân quyền quý, ông được đưa vào đội cấm quân của
Hoàng đế, giữ chức Tả vệ Trưởng sử. Được thỏa chí, ông dựa vào môi
trường này lập nhiều chiến công khiến triều đình phải chú ý và muốn
thăng cấp cho ông nhưng không có cơ hội bởi vì đất nước rất yên bình,
hầu như không có nội loạn, tức không có công trạng thì làm sao có thể
thăng cấp bừa bãi. Vì vậy nhân có tin đồn người dân tộc phương bắc
đang có ý định quấy rồi biên cương, Quách Tử Nghi liền được điều
động lên phía bắc giữ chức Thái thú Cửu Nguyên.
Nắm được binh quyền rồi, Quách Tử Nghi bắt đầu tổ chức thao
luyện quân sĩ, củng cố thành trì suốt dọc theo biên giới, rất chú trọng
đến những động thái của các dân tộc Nội Mông Cổ. Trong số các dân
tộc thiểu số ấy, một dân tộc có tên gọi là Hồi Hột xuất hiện một thủ
lĩnh đầy tài ba là Cốt Lực Bùi La. Ông này sau khi thống nhất được
các bộ tộc liền sai sứ thần đến triều Đường xin đặt cơ quan hành chính
cai trị. Đường Huyền tông Lý Long Cơ bằng lòng, phong cho Cốt Lực
Bùi La làm Hoài Nhân Khả Hãn, chia đất Hồi Hột ra làm 6 phủ.
Cốt Lực Bùi La là người có chí lớn nhưng không tàn ác tham
lam, ra sức kết hợp giữa hai quốc gia, thúc đẩy sự giao thương nên
chẳng bao lâu đã trở thành một quốc gia khá cường thịnh nơi phương
bắc. Đồng thời sự giao thiệp giữa hai nựớc Hồi Hột và Đường cũng rất