Ông bắt đầu học đại số ở tiểu học. Ông rất giỏi lượng giác và cả tích phân
lẫn vi phân ở tuổi 15.
5
Khi thầy giáo vật lý ở trường trung học bắt đầu khó
chịu với ông, thầy đưa cho ông một cuốn sách và nói rằng: “Em nói quá
nhiều và gây ồn. Thầy biết vì sao. Em không có việc gì để làm. Hãy đọc
cuốn sách này và khi nào biết mọi thứ trong sách, em có thể tiếp tục nói.”
Đó là một cuốn tích phân nâng cao, giáo trình cho sinh viên cao đẳng!
6
Feynman đã nghiền ngẫm hết. Nó trở thành một công cụ khác trong hộp
công cụ của ông để học hỏi về thế giới.
Ông cực kỳ ưa thích việc giải đố và giải mã. Khi học trung học, bạn cùng
lớp của Richard biết điều này và ném cho ông đủ loại câu đố, phương trình,
hình học, v.v.. mà họ có thể tìm thấy. Ông xử lý được hết.
7
SỰ TÒ MÒ VÔ HẠN
Mong muốn biết lý do tại sao của Feynman đã thôi thúc ông nghiên cứu bất
cứ điều gì và tất cả mọi thứ. Ông không chỉ quan tâm đến vật lý hay toán
học. Bất cứ ý tưởng nào cũng có thể khiến ông quan tâm. Ví dụ, khi học
chuyên ngành vật lý tại MIT, ông đã làm một công việc mùa hè như một nhà
hóa học. Khi học chương trình tiến sĩ ở Princeton, ông đã ăn trưa với các
nghiên cứu sinh các lĩnh vực khác để biết họ đang đặt ra những câu hỏi nào
và đang cố gắng giải quyết những vấn đề gì. Do đó, ông đã có cả bằng tiến
sĩ về triết học và sinh học.
Sự tò mò đó vẫn tiếp diễn suốt cuộc đời ông. Vào một mùa hè, ông quyết
định tiến hành nghiên cứu về di truyền.
8
Một lần khác, khi đi nghỉ ở
Guatemala, ông đã tự học cách đọc chữ viết cổ của người Maya, dẫn đến
những khám phá toán học và thiên văn của ông về một bản thảo cổ xưa.
9
Ông trở thành một chuyên gia về nghệ thuật, học cách vẽ, và biết đủ để có
một cuộc trình diễn một-người.
10
Ông là một người học suốt đời.
Sự tò mò của Feynman cũng có lúc vơi đi. Đó là sau những năm tháng cống
hiến hết mình cho dự án Manhattan. Ông đã trải qua một thời kỳ trì trệ và