1. Hãy nghĩ đến ba đến năm lĩnh vực chính trong cuộc sống mà bạn tập
trung hầu hết thời gian và năng lượng của bạn vào đó. Bạn thấy mình trong
mỗi lĩnh vực đó như thế nào? Bạn nghĩ mình là chuyên gia hay người mới
bắt đầu? Nếu bạn thấy mình là một chuyên gia, bạn có thể gặp rắc rối khi
nói đến phát triển hơn nữa. Người mới bắt đầu biết rằng họ có rất nhiều thứ
để học hỏi và cởi mở với mọi ý tưởng có thể. Họ sẵn sàng tư duy vượt khỏi
lối mòn. Họ không bị bó hẹp với những khái niệm có sẵn. Họ sẵn sàng thử
những điều mới mẻ.
Nếu bạn sở hữu tư duy của người mới bắt đầu, hãy làm mọi thứ có thể để
duy trì nó. Nếu bạn đã nghĩ mình là một chuyên gia, hãy cẩn thận! Tìm một
cách để đánh thức lại thái độ của người mới bắt đầu. Tìm một cố vấn đi
trước bạn trong lĩnh vực đó. Hãy làm những gì Richard Feynman đã làm:
Hãy tìm lại niềm vui một lần nữa.
2. Lập danh sách những người mà bạn dành nhiều thời gian nhất với họ
trong một tuần nhất định. Bây giờ đánh giá mỗi người về mức độ tò mò của
họ. Phần lớn đều là những người thích đặt câu hỏi? Họ có thường xuyên hỏi
tại sao? Họ có thích học những thứ mới không? Nếu không, bạn cần thực
hiện một số thay đổi có chủ đích để dành thời gian với những người tò mò
hơn.
3. Một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự tò mò và học hỏi là sự miễn
cưỡng để bản thân trông thật ngớ ngẩn trong mắt người khác. Có hai cách dễ
dàng để biết đây có phải là vấn đề tiềm năng trong cuộc sống của bạn hay
không: Đầu tiên là sợ thất bại. Thứ hai là quá coi trọng bản thân.
Thuốc chữa đó là chấp nhận những gì mà tôi gọi là “rủi ro học hỏi”. Đăng
ký để làm hoặc học cái gì đó đưa bạn ra khỏi vùng thoải mái của mình.
Tham gia một lớp nghệ thuật. Đăng ký các lớp khiêu vũ. Nghiên cứu một
môn võ. Học một ngoại ngữ. Tìm một bậc thầy về thư pháp hoặc tiểu cảnh
để theo học. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn sẽ chọn một điều gì đó mà bạn thấy