giác các bộ phận trong cơ thể bị vặn xoắn giống cái giẻ khô bị vắt kiệt. Bác
tài ấy đã chỉ cho mình cầu thang thoát hiểm trên đường cao tốc. Thủ đô,
mình đã cởi giày cao gót, leo xuống cái thang nguy hiểm ấy. Lúc chân trần
leo xuống thang trong cơn gió mạnh, đoạn mở đầu của bản Sinfonietta cứ
văng vẳng mãi bên tai mình không ngớt. Có khi đó chính là khởi đầu,
Aomame thầm nhủ.
Ấn tượng về bác tài cũng vô cùng kỳ lạ. Aomame vẫn còn nhớ rất rõ câu
nói của bác ta lúc chia tay. Nàng gắng sức tái hiện lại câu nói ấy một cách
chuẩn xác nhất trong óc.
“Sau khi làm chuyện đó, có lẽ những quang cảnh thường ngày cô nhìn
thấy sẽ hơi khác lúc bình thường một chút. Nhưng mà, đừng để vẻ bề ngoài
đánh lừa. Hiện thực lúc nào cũng chỉ có một mà thôi.”
Khi ấy Aomame đã nghĩ bác tài này ăn nói thật kỳ quặc. Nhưng rốt cuộc
bác ta muốn nói điều gì, nàng lại không hiểu, cũng không để ý lắm. Nàng
đang vội, không có thời gian nghĩ những thứ phiền phức. Giờ hồi tưởng lại,
những lời này rõ ràng là rất đường đột, kỳ lạ. Vừa như một lời khuyên chân
thành, lại vừa như một thông điệp ám chỉ. Rốt cuộc bác ấy muốn truyền đạt
điều gì cho mình?
Còn cả âm nhạc của Leoš Janáček nữa.
Tại sao mình có thể lập tức nhận ra đó là bản Sinfonietta của Leoš
Janáček? Sao mình biết được bản nhạc ấy được viết vào năm 1926? Bản
Sinfonietta của Leoš Janáček đâu phải loại nhạc loại nhạc đại chúng chỉ cần
nghe đoạn đầu là đoán ngay được tên? Từ trước giờ mình đã bao giờ ham
thích nhạc cổ điển đâu, thậm chí sự khác biệt giữa nhạc của Beethoven và
Haydn
mình còn chẳng rõ. Vậy tại sao vừa nghe thấy bản nhạc ấy vang
lên trong radio xe taxi, mình đã lập tức nhận ra là Sinfonietta của Leoš
Janáček? Tại sao bản nhạc ấy lại khiến thân thể mình thấy rung động dữ dội
đến thế?
Đúng. Đó là sự rung động hết sức cá nhân. Giống như tiềm thức ngủ sâu
trong ký ức suốt một thời gian dài, đột nhiên bị đánh thức trong một