rõ ràng sẽ hạn chế khả năng trì hoãn kế hoạch vì khi đã viết trên giấy trắng mực đen thì không thể nào
tránh né được.
28.
Bạn hãy nhớ lại cuộc bầu cử ở phương Tây mà Niccoló Machiavelli - một chính trị gia thời phục
hưng ở Ý - đã chỉ ra cách giành và giữ quyền lực bằng cách hành xử khác với chuẩn mực đạo đức
thông thường. Đáng tiếc, vào thời đó, những chính khách xảo quyệt mệnh danh là “Machiavellian”
không chấp nhận. Tuy nhiên, một điều kỳ lạ là nếu bạn bị một ai đó bắt nạt thì bạn sẽ không lạc lõng
trong tổ chức. Đoàn kết với nhau để chế ngự những kẻ có tội giúp cho tổ chức hoạt động. Đừng để kẻ
đó tưởng rằng mình làm đúng bởi vì yêu cầu về công bằng và lương tâm sẽ vô ích đối với việc thay
đổi thái độ cư xử của họ, hãy duy trì việc ghi chép thường xuyên, cẩn thận về những việc làm của
những kẻ như thế, rằng họ làm khi nào và với ai, Nếu phải cần đến quyền lực cao hơn để ngăn chặn kẻ
đó, bạn cần phải có đủ dữ liệu. Thật sự, dữ liệu này rất cần thiết cho sự sống còn của riêng bạn và của
những đồng nghiệp đáng được quan tâm.
29.
Nếu bạn và đồng nghiệp cạnh tranh trong cùng một công việc thì đó là một tình huống không thoải
mái, thậm chí rất khó chịu. Tốt nhất là hãy lịch sự cho dù người khác không xử sự như vậy. Đừng bao
giờ hạ mình. Hãy làm những gì bạn có thể để nhấn mạnh lại trọng tâm vấn đề từ ý kiến cá nhân tới
những dữ liệu: “Này, Henry, tôi biết là chúng ta đang làm chung một công việc. Anh cũng muốn nó như
tôi. Nhưng tôi chỉ muốn anh biết là dù ai được chọn thì không nên hiềm khích gì cả. Đó chỉ là quyết
định trong công việc. Tôi không muốn chúng ta trở thành kẻ thù.” Đừng tự lừa dối bằng cách nghĩ cả
hai sẽ trở thành bạn thân, mà tốt hơn nên tin rằng cả hai biết cách hợp tác với nhau như hai đồng
nghiệp vì đối thủ của bạn ngày hôm nay có thể là chủ bạn ngày mai - hoặc đó chúng là nhân vật chủ
chốt giúp bạn thăng tiến trong công việc.
30.
Đừng để các cuộc tranh luận và các đối thủ dính dáng tới tình cảm riêng tư. Tránh chỉ trích đồng
nghiệp theo quan điểm cá nhân. Những sự lăng mạ như vậy thường làm cho một tình huống xấu trở nên
tồi tệ hơn. Đừng bao giờ nói như thế này: “Anh thì lúc nào cũng vậy. Anh thật là khó tiếp xúc” mà nên
nói là: “Bob, tôi thành thật nói cho anh biết tôi nghĩ cách anh đối xử với Johnson là có vấn đề. Để tôi
nói chi tiết...”. Tách vấn đề ra khỏi cá nhân đó, rồi hãy xử lí những chuyện quan trọng hơn.
31.
Bạn là người hiểu chuyện. Bạn đang ngồi trong một cuộc họp. Bạn vừa mới làm một bài thuyết
trình và một đồng nghiệp xen vào: “Việc đó không là gì cả. Bộ phận của chúng tôi đang chuẩn bị làm
đề án này trong vòng hai tuần”. Những người như thế sẽ làm mọi người cực kỳ khó chịu. May thay, hầu
hết mọi người - những người thật sự lắng nghe - đều hiểu họ nên tin ai. Trong trường hợp này, giải
pháp tốt nhất là cho họ những gì họ muốn và tiếp tục: “Vâng, tốt đấy Sue - một kết quả hoàn hảo, nhưng
hãy quay lại với vấn đề hiện tại...”. Nếu người đó vẫn cứ cố chấp thì cô ta thật sự đang liều mạng đấy,
bởi vì nếu cứ tiếp tục thì cô ta sẽ làm cho bản thân trở nên ngu xuẩn.