này sang tuần khác, uể oải làm hết công việc hàng ngày theo lệ thường? Đã
bao lâu rồi kể từ khi bạn phải trằn trọc vì quá hào hứng với ý tưởng nào đó?
Nếu đam mê không phải là một phần trong cuộc sống của bạn, có nghĩa là
bạn đang gặp rắc rối trong vai trò của một nhà lãnh đạo. Sự thật là bạn
chẳng thể chỉ đạo việc mà bạn không quan tâm. Bạn không thể nhóm lên
ngọn lửa trong tổ chức trừ khi người bùng cháy đầu tiên là bạn.
ĐÚC KẾT
• Lên cơn sốt. Niềm đam mê trong cuộc sống và công việc của bạn ra sao?
Nó có thể hiện ra ngoài không? Hãy viết một bản đánh giá thành thực bằng
cách hỏi ý kiến một vài đồng nghiệp và chồng hay vợ bạn về mức độ đam
mê của bạn. Bạn sẽ trở nên nhiệt huyết khi bạn tin rằng niềm đam mê có thể
tạo sự khác biệt cho cuộc sống của bạn.
• Về với tình yêu xưa. Nhiều người đã để hoàn cảnh sống xô đẩy ra khỏi con
đường họ thích. Bạn hãy thử đặt mình trở lại lúc bạn mới khởi nghiệp –
thậm chí xa hơn về thời bạn còn là một đứa trẻ. Điều gì thật sự khiến bạn
hứng thú? Bạn có thể làm việc gì hàng giờ đồng hồ? Hãy cố gắng thu lại sự
nhiệt tình đó. Sau đó, hãy đánh giá cuộc sống và công việc của bạn trong
ngọn lửa của những niềm đam mê xa xưa đó.
• Gắn bó với những người có đam mê. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng sự thật
là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nếu bạn bị mất lửa, hãy đến gần những
người nhóm lửa. Đam mê có tính lây truyền. Hãy sắp xếp thời gian cho
những người có thể truyền niềm đam mê sang bạn.
BÀI HỌC MỖI NGÀY
Năm 1916, Billy Mitchell, một sĩ quan quân đội, được chuyển tới một đơn
vị không quân. Đây là nơi ông tập lái máy bay và nó đã trở thành niềm đam
mê của