22 QUY LUẬT BẤT BIẾN TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU - Trang 794

Về sự phân lọai loại cơ chế có thể xem World Bank
(2003), Ch. 3, nhất là Figure Hình 3.1 ở , trang 38.
Hai giai đoạn ta đề khởi ở đây có nhiều điểm tương đồng
với giai đoạn thứ hai và thứ ba của Rostow (1960)
nhưng không hoàn toàn giống. Nhiều đặc tính của các
giai đoạn mà Rostow khảo sát gần nửa thế kỷ trước
không còn phù hợp với thời đại ngày nay, thời đại công
nghệ, kỹ thuật, tri thức, … lan rộng nhanh giữa các
nước, thúc đẩy bởi sự tiến bộ của công nghệ thông tin
và trào lưu toàn cầu hóa.
So sánh ở đây chủ yếu về mặt cơ chế, mặt quan hệ sản
xuất. Nếu xét mặt lực lượng sản xuất thì Trung Quốc và
Việt Nam ở gần điểm B trong Hình 12.1 nhưng Liên Xô
cũ và các nước Đông Âu trước khi cải cách đã có mức
GDP đầu người cao hơn B, nhiều trường hợp gần điểm
C.
Bao nhiêu năm thì được gọi là “quá lâu”? Thật ra khó có
một con số khách quan. Ở đây tùy theo tốc độ phát
triển, tùy theo ý chí đẩy mạnh cải cách để đưa kinh tế
phát triển nhanh, tùy theo bối cảnh chính trị xã hội.
Tổng hợp các yếu tố có lẽ có thể nói trên 15 năm thì
được gọi là “quá lâu”.
Lợi thế so sánh động là lợi thế so sánh tiềm năng chỉ
được thể hiện trong tương lai nếu các tiền đề được
chuẩn bị ở giai đoạn hiện nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.