Có nhiều cách khác nhau để tính toán mức lợi nhuận, nhưng khái niệm
có liên quan ở đây là lợi nhuận trên tài sản. Theo S. Claessens, S. Djankov
và L. Lang, “Tăng trưởng Doanh nghiệp, NgànhTài chính, và Các Rủi ro
trong các Thập kỷ trước Khủng hoảng Tài chính Đông Á năm 1998”
(‘Corporate Growth, Financing, and Risks in the Decades before East Asia’s
Financial Crisis’), Policy Research Working Paper, số 2017, Ngân hàng Thế
giới, Washington.DC, hình 1, lợi nhuận trên tài sản ở 46 quốc gia phát triển
và đang phát triển trong thời gian 1988 - 1996 dao động từ 3,3% (Áo) đến
9,8% (Thái Lan). Tỷ lệ dao động từ 4% đến 7% ở 40 trong số 46 của quốc
gia, ba quốc gia có tỷ lệ dưới 4% và ba quốc gia có tỷ lệ trên 7%. Một
nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trung
bình của các công ty phi tài chính trong các nền kinh tế thị trường mới nổi
(các quốc gia có thu nhập trung bình) trong những năm 1990 (1992 - 2001)
thậm chí còn ở mức dưới 3,1% (thu nhập ròng/tài sản). Xem S. Mohapatra,
D. Ratha và P. Suttle, “Mô hình và Hiệu suất Tài chính Doanh nghiệp trong
các Thị trường mới nổi” (‘Corporate Financing Patterns and Performance in
Emerging Markets’), bản sao bằng máy mimeo, tháng 3 năm 2003, Ngân
hàng Thế giới, Washington. DC.