cuối cùng cậu cũng làm xong mười hai bông hoa cẩm chướng rực rỡ đủ
màu.
- Kiệt tác vĩ đại! - Văn Long xoa xoa bàn tay đã mỏi nhừ, hân hoan
với tác phẩm của mình…
Sáng sớm hôm sau, như thường lệ mẹ vào bếp để chuẩn bị bữa
sáng…
- Ôi! - Mẹ giật mình ngạc nhiên. Trong lọ hoa đặt giữa bàn ăn là một
bó hoa cẩm chương nhiều màu sắc. Bên cạnh còn có một tấm bưu thiếp,
trên đó viết: Chúc mẹ ngày mùng 8 tháng 3 vui vẻ!
Mẹ cảm động bật khóc. Thấy mẹ khóc, Văn Long trốn sau cánh cửa,
vội vàng nói:
- Mẹ, mẹ đừng khóc mà! Nếu mẹ thích thì ngày nào con cũng làm
hoa tặng mẹ.
Nghe con trai nói vậy, mẹ càng cảm động hơn:
- Con trai ngoan, cảm ơn con! Mẹ muốn cả thế giới này biết con đã
tặng mẹ một món quà thật đặc biệt.
Hôm đó, mẹ gọi điện thoại khắp nơi và khoe rằng, con trai tôi đã tự
làm một bó hoa cẩm chướng mười hai màu để tặng mẹ!
Bó hoa cẩm chướng độc nhất vô nhị này đến giờ vẫn được mẹ của
Văn Long cắm trong bình và đặt ở góc trang trọng nhất trong nhà.
Người Trung Quốc có câu thành ngữ “kết cỏ ngậm vành” để chỉ việc
báo đáp. Nhưng trên thực tế, hai từ “kết cỏ” và “ngậm vành” lại xuất
phát từ hai câu chuyện khác nhau.
Kết cỏ: Thời Xuân Thu, Ngụy Khỏa là người nước Tấn phụng mệnh
dẫn quân sang nước Tần đánh trận. Những tưởng sắp đến lúc bại trận
thì bỗng dưng trên chiến trường thấp thoáng bóng một ông già, ông
đang nhanh chóng tết những sợi cỏ trên mặt đất lại, cỏ tết khắp nơi cản
bước chân của quân Tần, khiến quân Tấn chuyển bại thành thắng, lập
được đại công. Tối hôm đó, Ngụy Khỏa nằm mơ, thấy ông già đó nói với
mình: