trả lời tốt nhất bạn có thể đưa ra trong tình huống và khoảnh khắc cụ thể đó.
Chấp nhận những đức tin của diễn giả ứng khẩu tầm cỡ thế giới và tốc độ tư duy trên sân khấu của bạn
sẽ tăng lên ít nhất 2 triệu lần. Bạn còn nhớ các đức tin đó là gì không? "Không phải lúc nào tôi cũng
đưa ra được một câu trả lời xuất sắc. Tôi sẽ bắt đầu nói dù thế nào đi nữa. Tiềm thức của tôi sẽ gợi ý
cho tôi lựa chọn tốt nhất có thể cho câu trả lời vào khoảnh khắc tôi cần đến nó.”
Vâng và...
Khi các bạn ứng khẩu, thời gian sẽ chỉ đi về phía trước và bạn không thể thay đổi những gì mình đã
nói ra. Nếu bạn nói, "ồ, xin lỗi. Ý tôi không phải vậy" hoặc "Quên điều tôi vừa nói đi nhé," việc này
không chỉ thay đổi điều bạn vừa nói mà còn khiến cho lời nói của bạn bị khán giả đánh giá thấp đi.
Họ sẽ nghĩ: "Vị diễn giả này không nghiêm túc với những gì anh ta đang nói và anh ta đang làm lãng
phí thời gian của mình bằng những lời biện hộ vô nghĩa.”
Hãy thử tượng tượng sau khi bạn nghe một câu hỏi: "Con vật nào là thú cưng ưa thích của bạn?" và
bạn trả lời: "Tôi yêu chó. Hồi tôi 7 tuổi, mẹ tôi có mua cho tôi một chú cún và tôi đặt tên nó là Chip."
Trong khoảnh khắc ấy, bạn nhớ tới câu chuyện hài hước về con mèo của một người bạn và bạn muốn
thay đổi hoàn toàn câu trả lời của mình.
Có thể bạn sẽ nghĩ, "Tôi phải làm gì với tình huống này đây?" Việc quan trọng nhất là hãy chấp nhận
những gì bạn đã nói trước đó và tiến tới. Điều bạn đã nói là không thể thay đổi và nó quan trọng ở thời
điểm bạn nói ra. Đừng bao giờ xin lỗi hoặc nói rằng nó không quan trọng.
Hãy làm một bước chuyển tiếp nhanh từ "chó" sang "mèo" và tiếp tục bài phát biểu của bạn theo chiều
hướng khác. Chẳng hạn: "Chó thực sự là thú cưng yêu thích của tôi cho đến mới đây. Một tháng trước
anh bạn Jim nói với tôi rằng, 'Andrii, tớ chuẩn bị đi Hawai nghỉ ngơi. Cậu có thể chăm sóc con mèo
của tớ trong 2 tuần được không?"' Tiếp theo, tôi sẽ kể câu chuyện của mình và đi đến một kết luận
rằng mèo là thú cưng ưa thích của tôi. Với một bước chuyển tiếp như vậy, câu trả lời của bạn sẽ trơn
tru và những gì bạn nói về chó vẫn tỏ ra gắn liền với câu trả lời tổng thể một cách tự nhiên.
Khi thực hiện một bài ứng khẩu, bạn có thể chuyển hướng câu trả lời của mình nhiều lần, nhưng hãy
đảm bảo rằng bạn sẽ không phủ nhận những gì bạn đã nói trước đó. Hãy nói với bản thân bạn rằng,
"Được, mình đồng ý với mọi điều mình nói trước đó và có thể tiếp tục bài phát biểu theo bất kỳ hướng
đi nào." Bạn có thể thay đổi chọn lựa giữa các ý tưởng một cách dễ dàng bằng cách sử dụng các đoạn
chuyển tiếp và bài nói của bạn nghe sẽ tự nhiên.
Quy tắc ý nghĩ đầu tiên
Quy tắc ý nghĩ đầu tiên cho biết, "Khi nghe một câu hỏi, hãy bắt đầu trả lời dựa vào những ý tưởng
đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn.”
Nếu bạn chờ lâu hơn, bạn sẽ kích hoạt độc thoại nội tâm của mình. Bạn sẽ nghĩ, "Mình không tài nào
nghĩ ra câu trả lời tốt nhất. Ý tưởng này không hoàn hảo. Mọi người sẽ nghĩ sao về mình đây. ôi thời
gian trôi nhanh quá mà mình vẫn không biết phải nói gì." Độc thoại nội tâm sẽ cản trở tiềm thức và
kích hoạt tư duy phân tích chậm. Kết quả là việc này hầu như sẽ luôn khiến cho câu trả lời ứng khẩu
của bạn không được tốt.
Bằng cách trả lời dựa trên những ý nghĩ đầu tiên, bạn sẽ chặn được dòng tư duy ý thức và kích hoạt cỗ
máy tiềm thức sản xuất ý tưởng siêu nhanh.
Trước khi bắt đầu nói, bạn không nhất thiết phải hình thành toàn bộ câu trả lời. Điều duy nhất bạn cần
là một điểm khởi đầu. Hãy trả lời bằng ý nghĩ đầu tiên và nếu bạn có một ý tưởng hay sau đó, việc
chuyển hướng theo mạch trả lời là luôn luôn khả thi.