của chàng tất sẽ được đền đáp, chàng đừng buồn nữa, cứ yên tâm
về ngủ đi!” A Ngưu buồn bã đáp: “Cây hoa cúc này đã cứu mẹ của
tôi, bây giờ nó đã bị giật đứt, sao tôi có thể yên tâm đi ngủ được chứ?”
Cô gái lại nói: “Cành hoa cúc tuy đã bị gãy nhưng gốc của nó thì
vẫn còn, nó chưa chết. Nếu chàng đào nó lên và chuyển đến
trồng ở một nơi khác thì nó vẫn sẽ mọc lên một cây hoa cúc khác.” A
Ngưu liền hỏi: “Cô nương, nàng là ai vậy? Tôi phải cảm ơn nàng.” Cô
nương trả lời: “Ta chính là tiên nữ Hoa Cúc trên Thiên đình, ta đến
đây là để giúp chàng, chàng không phải cảm ơn ta. Chàng chỉ cần
trồng hoa theo bài thơ này thì chắc chắn hoa cúc sẽ sống lại.”
Sau đó, tiên nữ liền đọc một bài thơ: “Tam phân tứ bình đầu, ngũ
nguyệt thủy lâm đầu, lục nguyệt sủy liệu đầu, thất bát ủ đôn đầu,
cửu nguyệt cổn tú cầu.” Đọc xong, nàng tiên cũng biến mất. A
Ngưu vào nhà, suy nghĩ mãi về bài thơ “Trồng hoa cúc” của nàng
tiên, cuối cùng chàng đã ngộ ra ý nghĩa của bài thơ: Muốn trồng
hoa cúc, tháng ba phải nhổ cây cũ lên, tháng tư giâm cành mới, tháng
năm chăm tưới nước, tháng sáu bón phân gio, tháng bảy tháng tám
vun lại gốc cây, đến tháng chín, hoa cúc sẽ nở to và tròn giống quả
tú cầu vậy.
A Ngưu làm theo lời của tiên nữ, quả
nhiên, từ gốc cây hoa cũ nảy thêm rất
nhiều cành mới. Sau đó, chàng ngắt
những cành hoa mới đó xuống và trồng
xuống đất, chăm sóc, tưới nước, bón
phân đúng theo bài thơ. Tết Trùng Dương
năm sau, những đóa hoa cúc trắng thơm
ngát đã nở khắp vườn.
Sau đó, A Ngưu dạy người dân trong làng cách trồng hoa cúc
trắng, số người trồng hoa ngày càng tăng lên. Mọi người quyết
định lấy ngày mùng 9 tháng 9 hàng năm là ngày Tết Hoa Cúc. Từ