Trong một gia đình người Đức nọ, môi khi nhờ con giúp mình làm việc gì đó,
người mẹ đều nói: “Con giúp mẹ làm.... được không?”. Từ trước đến nay, người
mẹ chưa bao giờ dùng lời lẽ ép buộc hay ra lệnh để yêu cầu con làm gì. Mỗi khi
con hoàn thành công việc, cha mẹ luôn nói: “Cảm ơn con!” Bất kể có chuyện gì,
cha mẹ cũng đều thương lượng với trẻ, ví dụ: Khi hai cha con cùng xem tivi, nếu
cha muốn chuyển kênh thì đều nói với con: “Mark, chúng ta xem kênh khác được
không?”
Vào ngày lễ giáng sinh, bố Mark mua tặng cậu một bộ đồ chơi golf. Một
hôm, một người bạn của bố đến nhà chơi, người bố muốn chơi golf cùng bạn nên
hỏi con: “Mark, bố có thể mượn bộ đồ golf của con để chơi một lát không?” ông
cho rằng đã là quà tặng cho con thì nó thuộc quyền sở hữu của con, bất kể là ai,
kể cả cha mẹ nếu muốn sử dụng đều phải hỏi mượn, và phải được chúng đồng ý
mới có thể sử dụng. Cách giáo dục này đã giúp Mark trở thành một đứa trẻ lễ
phép và cư xử rất lễ độ .
Cha mẹ nên biết cách tôn trọng con cái và tôn trọng lẫn nhau, bởi có như vậy,
trẻ mới học được những thói quen tốt ngay trong môi trường chúng tiếp xúc hàng
ngày.
46.2. MƯỚN GIÁO DỤC TRẺ BIÉT TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC, CẦN
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍCH HỢP
Không ít trẻ ngay từ nhỏ đã tỏ ra ích kỉ, tự coi mình là trung tâm, nguyên
nhân là do chúng còn nhỏ, chưa ý thức được việc phải quan tâm đến những việc
xung quanh mình.
Một hôm, anh Mike mời một người bạn thân đến nhà hàng dùng cơm và dẫn
theo mấy đứa con tầm 10 tuổi của mình. Khi vừa ăn cơm xong, mấy đứa trẻ đã
không thể kiên nhẫn ngồi tiếp nên đòi về nhà trước, anh Mike thấy vậy bèn ngầm
ra hiệu và tỏ thái độ không bằng lòng. Sau khi trở về nhà, anh nói với các con:
“Gia đình chúng ta có khách, các con cũng là chủ nhân, chủ nhân ra về trước
khách là một hành động rất bất lịch sự”. Những đứa con nghe xong lời cha dạy