• Dạy trẻ cách ghi chép chi tiêu. Có thể mua cho trẻ một cuốn sổ nhỏ và yêu
cầu trẻ ghi lại những khoản mình đã chi tiêu, từ đó hình thành nên thói quen chi
tiêu theo kế hoạch .
• Dạy trẻ cách tiết kiệm. Cha mẹ có thể dạy trẻ cách để dành tiền, đồng thời
dạy trẻ tiết kiệm những khoản nhỏ để sau này làm việc lớn.
51.2. THÓI QUEN CHI TIÊU HỢP LÍ
Gia đình giàu hay nghèo, thì đối với trẻ, tiêu pha hợp lí là một thói quen tốt
có vai trò quan trọng. Chúng ta cần làm gì để hình thành cho trẻ thói quen này?
Phương pháp cụ thể có thể kể tới như: Nói với trẻ đắt không phải là tốt nhất, khi
đi mua sắm nên lấy chất lượng và giá cả hợp lí làm tiêu chuẩn, theo đuổi những
thương hiệu là thói quen tiêu dùng không lành mạnh, không nên khuyến khích trẻ
đem tiềm lực kinh tế của gia đình đi khoe khoang, nếu gia đình giàu có cũng nên
giáo dục theo cách thông thường, nói với trẻ những khó khăn khi cha mẹ ở bên
ngoài kiếm tiền, cùng trẻ bàn kế hoạch chi tiêu của cả nhà trong cả tháng, không
nên theo đuôi người khác một cách mù quáng mà nên tiêu pha theo nhu cầu của
bản thân, không tiêu vượt quá mức cho phép,
51.3. CHI TIÊU CÀN KIÊN NHẢN
Chi tiêu cũng cần kiên nhẫn, cần tìm hiểu tình hình thực tế, nên so sánh
trước, sau đó mới tiến hành hoạt động mua bán. Chúng ta cần làm gì để hình
thành cho trẻ thói quen này? Phương pháp cụ thể là: Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ
mua đồ gì đều phải để ý đến giá cả; khi đưa trẻ đi mua đồ nên nói với chúng nếu
nhìn thấy thứ đồ mình thích, không nên mua ngay mà nên đi xem xung quanh,
sau đó mới quyết định có mua hay không, nên mua của gian hàng nào; nếu so
sánh giá cả nên chọn những sản phẩm cùng loại, những sản phẩm khác thương
hiệu hay khác loại đều không thể so sánh. Ngoài ra, cần dạy trẻ, khi mua đồ
không nhất thiết phải xét đi xét lại nhiều lần, chỉ cần chất lượng và giá cả hợp lí,