25 năm trước, 3% sinh viên có mục tiêu dài hạn. 25 năm sau, nhờ có mục tiêu
rõ ràng, họ đã cố gắng nỗ lực, kiên trì không biết mệt mỏi, sau đó trở thành
những nhân vật có địa vị và thành tựu trong xã hội. Trong số đó, đa phần đều là
những giám đốc công ty lớn, lãnh đạo của các tập đoàn, trí thức có địa vị cao, đa
số đều sống trong tầng lớp thượng lưu của xã hội.
25 năm trước, 10% sinh viên có mục tiêu ngắn hạn. 25 năm sau, những mục
tiêu đỏ đều trở thành hiện thực, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng
cao. Họ đều có công việc ổn định và có địa vị cao trong xã hội, ví dụ như bác sĩ,
luật sư, kĩ sư, quản lí cao cấp... Đa số đều sống trong tầng lớp trung lưu của xã
hội.
25 năm trước, 60% sinh viên không có mục tiêu rõ ràng. 25 năm sau, cuộc
sống của họ lúc tốt lúc xấu, lúc thuận lợi lúc khó khăn, không có quy luật rõ
ràng. Họ đều sống trong tầng lớp trung lưu của xã hội.
25 năm trước, 27% số sinh viên không hề có mục tiêu cụ thể, 25 năm sau
cuộc sống vô cùng khó khăn, đa số đều sống ở tầng lớp dưới của xã hội.
Theo kết quả nghiên cứu, việc không ngừng lập và thực hiện mục tiêu là kĩ
năng không thể thiếu đối với mỗi con người, đó cũng là điều mà các bậc phụ
huynh không thể coi nhẹ khi giáo dục trẻ.
55.1. DẠY TRẺ THIẾT LẬP MỤC TIÊU NHƯ THẾ NÀO?
a.
bắt đầu từ việc thiết lập những mục tiêu nhỏ nhất Ngày mai trẻ tham gia thi
đấu bóng đá, khi trò chuyện với trẻ, cha mẹ có thể nói: “Kiên trì cố gắng đến
phút cuối cùng, con nhất định sẽ thành công” .
Khi người lớn có việc bận phải để trẻ ở nhà một mình, có thể dặn trẻ: “Trong
tủ lạnh có đồ ăn, con không được để bị đói đâu đấy!”, như vậy trẻ sẽ lấy “không
được để bụng đói” làm mục tiêu khi ở nhà một mình .
Trẻ thường thích nghe cha mẹ nói “Chỉ cần....là có thể....” Nếu trẻ nghe và
nắm bắt được ý của người lớn chứng tỏ chúng đã có một mục tiêu rõ ràng và tự
biết phải làm như thế nào .