thích bộ môn bóng bàn từ lúc nào không hay. Một hôm, cô nhìn cha với ánh mắt
kiên định, nói:
u
Cha, con muốn học đánh bóng bàn”. Người cha nhìn Á Bình -
lúc này mới là một cô bé chưa đầy 5 tuổi, cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, ông gật
đầu, quyết định đáp ứng nguyện vọng và niềm đam mê của cô con gái nhỏ .
Từ đó, Khưu Á Bình ngày ngày cùng cha đến nhà thi đấu để tập luyện. Dưới
sự huấn luyện và động viên của cha, cô đã hoàn thiện các kĩ thuật cơ bản, không
lâu sau đó đã được tuyển vào trường trung học Thể dục thể thao Trịnh Châu, 15
tuổi, cô được tuyển vào đội tuyển bóng bàn quốc gia, 19 tuổi trở thành nhà vô
địch Olympic. Chính nhờ ảnh hưởng từ niềm đam mê của người cha, cô đã dần
hình thành được niềm dam mê với bóng bàn. Cũng chính nhờ sự hướng dẫn, cổ
vũ và động viên của cha, trình độ của Á Bình ngày càng được hoàn thiện. Qua
quá trình huấn luyện gian khổ, cuối cùng cô đã gặt hái được thành công và trở
thành nhà vô địch Olympic, ngoài ra còn giành được 15 chức vô địch thế giới,
tám năm liên tục đứng vị trí số một trong bảng xếp hạng thế giới. Từ ví dụ trên,
chúng ta có thể thấy tầm ảnh hưởng của cha mẹ và giáo dục gia đình đối với trẻ
là vô cùng lớn lao.
57.2. NĂM VẤN ĐÈ CÀN CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH BỒI DƯỠNG
HỨNG THÚ
Cha mẹ thường quan tâm tới thành tích học tập mà bỏ qua niềm dam mê và
sở thích của trẻ. Khi gặp gỡ bạn bè, cha mẹ thường cằn nhằn: con nhà tôi ham
chơi, không ham học, không có thành tích tốt... Thực ra, khi học tập trở thành
một niềm dam mê, trẻ tự nhiên sẽ thích học. Vì vậy, các chuyên gia khuyên cha
mẹ nên chú ý những vấn đề dưới đây:
• Kích thích lòng ham học: Trong mắt trẻ, mọi vật trong tự nhiên và trong
cuộc sống đều vô cùng lạ lẫm, vì vậy chúng thường xuyên hỏi “Tại sao?” Đối
diện với những thắc mắc “trên trời dưới biển” của trẻ nhỏ, người lớn thường cảm
thấy rất phiền phức. Thực ra, những câu hỏi “Tại sao?” chính là động lực kích
thích lòng ham học, tinh thần ham hiểu biết ở trẻ. Vì vậy, người lớn nên kiên