58.CẠNH TRANH
Cạnh tranh là một thái độ tích cực, là một thói quen tốt, vì vậy bồi dưỡng cho
trẻ ý thức cạnh tranh ngay từ nhỏ cũng có nghĩa là tăng thêm động lực cho cuộc
sống và học tập, biến con đường đến thành công của trẻ càng trở nên rực rỡ. Hiện
nay là thời đại kinh tế phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh là yếu tố khồng thể tránh
khỏi. Bất luận bạn thích hay không thích, có chấp nhận hay không chấp nhận,
mỗi ngày đều phải đối mặt với vô vàn sự cạnh tranh lớn nhỏ khác nhau, ví dụ:
cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh thành tích, cạch tranh về thứ tự xếp hàng, cạnh
tranh để lên lóp, cạnh tranh về thông tin, cạnh tranh nhân tài.... Khi cạnh tranh
trở thành điều tất yếu, chúng ta nên đối mặt như thế nào?
những người biếT cách đối mặT Với cạnh Tranh mới có Thể Tồn Tại Cạnh
tranh là từ không mấy xa lạ đối với chúng ta, nhưng rốt cuộc cạnh tranh là gì? Từ
cạnh tranh có xuất xứ từ Trang Tử - Tề Vật Luận: “Hữu cạnh hữu tranh”. Quách
Tương giải thích: “Loại trừ lẫn nhau là cạnh, đối lập với nhau là tranh, cạnh tranh
là tranh giành thắng lợi vì lợi ích của bản thân”. Hiện nay, từ cạnh tranh còn có
nhiều ý nghĩa khác nhau. Cạnh tranh một cách tích cực và công bằng không
những có tác dụng phát huy tiềm lực của mỗi con người mà còn là động lực thúc
đẩy quá trình học tập và làm việc, giúp con người không ngừng tiến lên, thúc đẩy
sự phát triển của xã hội, sự tiến bộ của nhân loại. Những đứa trẻ có năng lực
cạnh tranh sể không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua đến đích thành công, cuối
cùng chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu nhất định.
58*1. DẠY TRẺ HỌC CÁCH CẠNH TRANH
Tuy trẻ đã có những đặc điểm riêng ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, nhưng
đa số tính cách đều phải qua quá trình hình thành và bồi dưỡng lâu dài. Dưới đây
xin giới thiệu một số cách bồi dưỡng tính cạnh tranh tích cực cho trẻ:
a. giúp trẻ thêm tự tin, giảm tự ti Quy luật tất yếu của cạnh tranh là phải có