7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 11

đánh giá trước khi suy nghĩ, không chịu lắng nghe và cư xử dại
dột. Nhưng tôi đã cố gắng học hỏi từ chính những sai lầm. Tôi
nhận lỗi, trưởng thành, thay đổi những giá trị của mình, không
phản ứng thái quá, không đánh mắng lũ trẻ, học cách cười với
chính bản thân mình, có ít quy tắc hơn và tận hưởng cuộc sống
nhiều hơn. Việc nuôi dạy con cái vất vả (cả vật chất lẫn tinh
thần), vắt kiệt sức nhưng cũng nhờ vậy mà tôi trở nên hoàn thiện
hơn. Bạn lăn vào giường ngủ, mệt mỏi rã rời, và tự nhủ với bản
thân giống như Scarlett O’ Hara: “
Ngày mai lại là một ngày mới”.

Trải qua tất cả những điều đó, tôi nhận ra việc làm cha làm

mẹ về cơ bản là sự hy sinh. Tôi có một tấm biển treo trong bếp
nhắc nhở:
“Làm mẹ là không bao giờ được phép yếu đuối”.
Cùng với đám trẻ, bạn cũng trải qua nhiều bài học và luyện tập,
nào là nước mắt giận dữ, nào là nụ cười âu yếm, đối mặt với
nhiều biến chuyển trong tâm lý tuổi dậy thì, những cuộc cãi vã
và trêu chọc lẫn nhau giữa bọn trẻ… Nhưng cuối cùng, bạn sẽ
không còn nhớ những nỗi đau. Thay vào đó, bạn sẽ nhớ niềm
vui của việc làm cha làm mẹ, niềm vui của sự lo toan và hy sinh
cho con cái. Bạn sẽ nhớ từng nét biểu cảm trên khuôn mặt con
bạn qua mỗi năm – trông chúng đáng yêu đến thế nào trong
bộ đầm hay trang phục đặc biệt mà thế hệ chúng ưa mặc. Bạn
sẽ nhớ những khoảnh khắc tuyệt vời, những giây phút tĩnh lặng
để ngắm nhìn đứa trẻ mà bạn đang nuôi nấng ngày càng hoàn
thiện.

Sau khi có đứa con thứ 7, Colleen, tôi đủ tự tin để biết cách

nói “Không” với những điều không quan trọng. Khi ngồi ở ghế
nghỉ, nhìn ra cửa sổ, tôi biết tận hưởng từng khoảnh khắc hạnh
phúc chứ không còn bận tâm lẽ ra tôi phải làm thế này thế khác.
Tôi cảm thấy một sự bình ổn. Đó là những gì mà tôi cần.

Vì thế, tôi chỉ nhớ những khoảnh khắc đẹp.

LỜI MỞ ĐẦU • 11

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.