7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 214

Sự thất nghiệp đang tạo áp lực trách nhiệm lên chồng tôi.

Vì vậy, tôi bàn với con cái có thể làm gì để giải tỏa cho cha.
Chẳng hạn, không làm những việc gây bực mình như vứt cặp
sách, áo khoác và giày dép bừa bãi trên sàn, giữ nhà cửa sạch
sẽ. Tất cả bọn trẻ đều đồng ý, đoàn kết lại để vượt qua những
khó khăn phía trước.

Trong suốt 6 tháng, chúng tôi không tham gia bất cứ hoạt

động nào phải tốn nhiều tiền và chỉ mua những thứ cần thiết.
Lũ trẻ không ngừng cổ vũ cha chúng, bày tỏ sự tin tưởng ông sẽ
sớm tìm được việc.

Khi chồng tôi tìm được việc, lũ trẻ còn vui mừng hơn cả tôi,

và chúng tôi sẽ không thể nào quên buổi ăn mừng hôm đó. Tôi
không thể liệt kê hết những chuyện đau đầu mà chúng tôi đã
tránh được, nhờ giải pháp dành ra thời gian phân tích cho bọn trẻ
hiểu được hoàn cảnh của gia đình và làm thế nào để vượt qua.

Thời gian ở bên gia đình là khoảng thời gian tuyệt vời để

giải quyết các vấn đề. Đó là lúc xác định những nhu cầu cơ
bản và cùng nhau tìm cách đáp ứng. Đó là lúc để lôi kéo các
thành viên tham gia xem xét vấn đề, cùng nhau tìm hướng giải
quyết sao cho tất cả đều cảm thấy giải pháp đưa ra đại diện cho
ý kiến của mọi thành viên, và đều cam kết sẽ thực hiện.

Maria (con gái tôi):

Tôi còn nhớ một buổi tối gia đình, bố đưa ra một danh sách

tất cả những việc cần phải làm trong nhà. Ông đọc bản danh
sách, hỏi ai muốn làm, từng việc một.

Ông nói: “Được rồi, ai muốn kiếm tiền?”. Không ai xung

phong, vì thế ông bảo: “Thôi được, bố sẽ làm việc này. Vậy ai
sẽ nộp thuế?”. Lại một lần nữa không ai xung phong, vì thế ông
lại nói mình sẽ cáng đáng việc này. “Tiếp tục, ai sẽ cho em bé
ăn?”. Mẹ là người duy nhất có thể làm được việc đó. “Vậy ai
muốn chăm sóc bãi cỏ?”…

2 1 4 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.