Chúng tôi tập hợp 12 -13 đứa trẻ, khác nhau về chủng tộc
và tôn giáo, tới nhà hàng tuần. Điểm chung duy nhất giữa
chúng là học cùng trường. Lúc đầu chúng nghĩ đây là một sự
thử nghiệm để xem chúng có thích ở bên nhau mỗi tuần hay
không. Chúng tôi soạn một quy tắc để mọi người hiểu được
những việc sẽ diễn ra, đưa ra một số chỉ dẫn về cách cư xử, ví
dụ “khi một ai đó đang nói, những người khác phải lắng nghe”.
Chúng tôi lên kế hoạch cho những cuộc họp về các vấn đề mà
bọn trẻ muốn thảo luận.
Ban đầu chúng tôi trò chuyện về sự trung thực, lòng tự
trọng, sự xin lỗi và ý thức cộng đồng. Cả nhóm tham gia thảo
luận, bắt đầu bằng những câu hỏi như “Sự tin tưởng là gì?”,
“Sức ép từ những người cùng trang lứa là gì?”… Vợ chồng tôi
nghiên cứu về bất cứ điều gì chúng hỏi, và trong buổi họp tiếp
theo sẽ diễn giải về chủ đề đó. Chúng tôi không nói nhiều, chỉ
dành khoảng 15 phút, sau đó là những hoạt động thực tế ở
ngoài trời hoặc trong nhà. Nhờ vậy, những khái niệm - mà
chúng quan tâm – đều được làm sáng tỏ.
Lũ trẻ rất thích có một nơi để trò chuyện, hỏi han về những
điều quan trọng đối với chúng. Một trong số các bà mẹ đã tâm
sự với chúng tôi: “Tôi không rõ anh chị làm gì trong thời gian
một tiếng rưỡi đến hai tiếng, ắt hẳn là một điều gì đó hữu ích.
Có một hôm tôi đưa ra nhận xét không hay về một người khác
trước mặt con gái tôi, con bé nói: ‘Mẹ biết đấy, chúng ta thực sự
không biết cô gái đó. Chúng ta không nên nói như vậy. Đó chỉ
là những gì chúng ta nghe từ người khác’. Tôi rất vui trước
những điều con bé nói. Tôi mong người lớn cũng có thể làm
được như vậy”.
Liệu bạn có thấy sự đổi mới lớn lao, có được từ việc giúp
đỡ nhau? Đó là sự đổi mới về tinh thần, dồn sức cho một điều
gì đó cao hơn bản thân. Đó cũng là một phần của việc thực hiện
và làm mới bản tuyên ngôn nhiệm vụ của gia đình.
THÓI QUEN THỨ BẢY: RÈN GIŨA BẢN THÂN • 4 3 9