“Chúng ta có thể làm gì để thay đổi hành vi của Daryl hay
thứ tự xếp hạng trong lớp của Sara?”
“Làm sao chúng ta xóa bỏ được những khúc mắc trong
quan hệ?”
“Làm sao chúng ta thoát khỏi cảnh nợ nần?”
Nhưng khi bạn chuyển tới thang bậc thành công và chia sẻ,
mọi nỗ lực sẽ dồn vào việc xây dựng các mục tiêu, tầm nhìn
để từ đó, gia đình bạn trở nên tốt đẹp hơn:
“Chúng ta muốn cho con cái được hưởng một nền giáo dục
như thế nào?”
“Chúng ta muốn bức tranh tài chính của chúng ta sẽ như
thế nào trong 5-10 năm nữa?”
“Làm cách nào để chúng ta củng cố các mối quan hệ trong
gia đình?”
“Gia đình chúng ta cần phải cùng nhau làm gì, để thực sự
tạo nên sự khác biệt?”
Điều đó không có nghĩa là những gia đình đã đạt đến thang
bậc thành công và chia sẻ sẽ không còn có những rắc rối phải
giải quyết. Vẫn có. Nhưng năng lực chủ yếu của họ dồn vào sự
sáng tạo. Thay vì xóa bỏ những tiêu cực ra khỏi gia đình, họ
tập trung vào việc tạo ra những điều tích cực, chưa hề hiện
diện trong gia đình trước đây - những mục tiêu mới, lựa chọn
mới, giải pháp mới, và những điều
tích cực ấy sẽ làm cho tình hình trở
nên lạc quan. Thay vì hối hả giải
quyết hết vấn đề này sang vấn đề
khác, họ dồn sức tạo ra những “bàn
đạp hợp lực” cho những đóng góp và
công việc cần thiết trong tương lai.
Nói tóm lại, bạn sẽ tư duy theo
tầm nhìn, chứ không phải tư duy theo
SỐNG SÓT - ỔN ĐỊNH - THÀNH CÔNG - CHIA SẺ • 4 5 9
K
hi tư duy theo
vấn đề, bạn
muốn xóa bỏ thứ
gì đó. Khi tư duy
theo tầm nhìn,
bạn muốn sự việc
sẽ xảy ra trong
thực tế.