nhận họ cảm thấy buồn khi thiếu trách nhiệm như vậy, thậm
chí họ còn muốn từ bỏ tất cả để gần gũi với gia đình hơn. Tất
nhiên, việc giúp con cái sống độc lập là quan trọng, nhưng sự
độc lập quá mức sẽ không bao giờ tạo nên một cấu trúc thuận
lợi trong cuộc sống gia đình gồm nhiều thế hệ - mà ngày nay,
điều này quá đỗi cần thiết để đối phó trước những xâm thực
mạnh mẽ của văn hóa bên ngoài đối với gia đình.
Các gia đình thường rơi vào một trong hai thái cực. Hoặc
là họ quá phụ thuộc về tình cảm với nhau (có thể là phụ thuộc
về xã hội, về tài chính, hay về trí tuệ), hoặc do sợ phải phụ
thuộc nên họ lại quá xa rời, quá độc lập với nhau. Đây thực ra
là một dạng tác động/phụ thuộc. Đôi khi các gia đình củng cố
lối sống độc lập, nhưng thực ra ẩn sâu bên trong là dựa dẫm.
Bạn có thể phân biệt được sự dựa dẫm với sự phụ thuộc lẫn
nhau một cách hợp lý, bằng cách lắng nghe ngôn ngữ của họ,
mọi người đang đổ lỗi, buộc tội lẫn nhau, hay tập trung vào
tương lai với những cơ hội và trách nhiệm.
Chỉ khi các thành viên gia đình thực sự trả giá bằng chiến
thắng của cá nhân và có được sự độc lập cân bằng và đích
thực, họ mới có thể giải quyết những vấn đề về sự phụ thuộc
lẫn nhau. Sandra và tôi rút ra kết luận: trách nhiệm của việc
làm ông làm bà chỉ đứng thứ hai, sau việc làm cha làm mẹ.
Nói cách khác, công việc chính của chúng tôi là khích lệ con
cái và công việc mà chúng làm với đám cháu. Ông bà không
bao giờ được dao động bởi suy nghĩ sẽ được “nghỉ hưu” khi
tham gia vào các hoạt động gia đình. Đối với gia đình, bạn
không bao giờ “nghỉ hưu”. Lúc nào
cũng cần đến sự ủng hộ và khích lệ
liên tục, mỗi khi con cháu phải phân
vân lựa chọn, phải xây dựng ý thức về
tầm nhìn mà gia đình nhiều thế hệ
hướng tới.
SỐNG SÓT - ỔN ĐỊNH - THÀNH CÔNG - CHIA SẺ • 4 9 1
Đ
ối với gia đình,
bạn không bao
giờ “nghỉ hưu”.