6 0 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
vận dụng kỹ năng tự nhận thức. Một khi nhận thức của bạn
không vượt ra khỏi lối mòn thì những kỹ năng còn lại cũng chỉ
“quanh quẩn trong hộp” - tức là chỉ gắn với kinh nghiệm của
bản thân hay cách suy nghĩ quen thuộc hoặc một mô hình đã cũ.
Như vậy, xét ở một khía cạnh nào đấy, kỹ năng tự nhận
thức có vai trò đòn bẩy cho các kỹ năng khác. Vì một khi bạn
biết suy nghĩ thoáng hơn - tức là nhìn nhận khách quan về bản
thân, suy xét cảm xúc và tâm trạng, những kỹ năng khác cũng
sẽ được vận dụng theo một cách thức hoàn toàn mới. Bạn sẽ
cảm thấy mình trưởng thành hơn về kiến thức và tinh thần.
Một gia đình nắm được kỹ năng nhận thức, gia đình ấy sẽ
tự cải thiện mình dưới nhiều hình thức: đề ra mục tiêu không
lệ thuộc vào truyền thống, xây dựng kế hoạch không đi theo
những kịch bản cũ hoặc những thói quen đã ăn sâu.
Câu châm ngôn của Hy Lạp cổ “Biết mình biết ta” có ý
nghĩa rất lớn, hàm ý rằng hiểu biết về bản thân là cơ sở để hiểu
biết về mọi điều. Chỉ khi nào đánh giá được bản thân trong sự
tách biệt với môi trường và mọi người - tức là thẩm định những
suy nghĩ, mong muốn và xu hướng của bản thân một cách
khách quan – lúc ấy, chúng ta mới có được nền tảng để hiểu
và tôn trọng người khác, đồng thời thay đổi được bản thân.
Để có thể cân nhắc trước khi hành động, việc rèn luyện 4
kỹ năng là vô cùng cần thiết. Bạn không thể bỏ qua bất kỳ một
kỹ năng nào, vì điều cốt lõi nằm trong mối quan hệ giữa chúng.
Ví dụ 1: Những kẻ cầm quyền độc tài là nhóm người có khả
năng tự nhận thức, trí tưởng tượng và ý chí độc lập đặc biệt
nhưng lại không có lương tâm, vì thế bọn độc quyền chuyên
chính đã hủy hoại xã hội một cách thảm khốc, đồng thời tự hủy
hoại chính họ. Ví dụ 2: Những người có đạo đức nhưng không
có trí tưởng tượng, không có tầm nhìn thì có thể họ là người
tốt, nhưng để làm gì? Còn những người có ý chí nhưng không
có tầm nhìn thì sẽ lặp đi lặp lại mọi việc một cách vô nghĩa.