72 KẾ CỦA QUỶ CỐC TIÊN SINH - Trang 164

CHƯƠNG 5: TỰ DO VÀ KIỀM CHẾ.

(Phi kiềm chi thuật)

1. Phi là tự do. Kiềm là kiềm chế, khống chế. Nghĩa chung là tự do và

kiềm chế, khống chế.

Đối phương có cảm giác tự do nhưng thực sự bị kiềm chế. Mục đích của

sách phi kiềm là trói buộc chi phối đối phương. Nói về hình tượng như
dùng lưỡi câu để kiềm chế con cá.

2. Muốn thực hiện kế sách phi kiềm phải lập thế và tạo thế. Còn gọi là độ

quyền, lượng năng (đo lường quyền lực và lượng năng lực) của mình cũng
như của đối phương, từ đó mới định kế an nguy.

Muốn lập thế để chi phối trói buộc một quốc gia phải quan sát thiên thời

thịnh hay suy, đất đai rộng hay hẹp; địa hình sông núi hiểm trở hay thuận
lợi?

Tài sản của dân chúng giàu hay nghèo, nhiều hay ít.

Mối quan hệ của nước đó với các chư hầu lân bang, nước nào thân, nước

nào không thân, nước nào xa, nước nào gần.

Muốn chi phối trói buộc một người thì phải quan sát tài năng sức vóc,

khí thế: ai là thù ai là bạn của người đó. Đối với người này cần dung nạp
hay không dung nạp, cần thổ lộ hay giấu giếm ý định tình cảm của mình?

3. Muốn trói buộc kiềm chế một cá nhân, một nhóm, một nước, trước hết

quan sát đông tây; ngó nam ngó bắc; nhìn ngang nhìn dọc; trông ngược
trông xuôi. Sau đó tìm cách trói buộc và chi phối.

4. Sách này được vận dụng vào trong việc chiêu nạp, thử thách phân loại

và trọng dụng nhân tài trong thiên hạ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.