TẤN ĐIỆU CÔNG nói:
- Thế nào là dĩ dật đãi lao ?
TUÂN DINH nói:
- Quân nước mình không nên dùng luôn, dùng luôn thì người mình
nhọc; quân chư hầu không nên điều động luôn, điều động luôn thì chư hầu
oán. Trong nhọc mà ngoài oán, cứ như thế thì không bao giờ thắng được
SỞ.
Tôi xin đem quân ta chia ra làm 3 đạo, mỗi đạo quân có mấy nước chư
hầu phụ thuộc vào, thay đổi nhau mà đối địch với quân SỞ, SỞ tiến thì ta
lui, SỞ lui thì ta tiến, đem 1 đạo quân của nước ta mà làm cho cả nước SỞ
không lúc nảo được yên, như thế thì nước SỞ khốn quẩn, bấy giờ nước
TRỊNH tất phải 1 lòng theo ta.
Khi xuất quân TUÂN DINH truyền lệnh rằng:
- Ba đạo quân cứ thay phiên nhau đánh TRỊNH, hễ TRỊNH chịu giảng
hòa thì lại rút về ngay, nhất thiết không được giao chiến với quân SỞ.
Quả nhiên sau này, TRỊNH không dám phản bội nước TẤN.
LẠM BÀN:
1/. Sở dĩ nước TRỊNH tại sao sớm đầu tối đánh là do nước SỞ ủng hộ,
lôi kéo. SỞ là chỗ dựa của TRỊNH, SỞ biến loạn thì không bảo vệ được
TRỊNH, buộc TRỊNh phải cầu hòa với TẤN.
2/. Trước đánh SỞ (tiên đả) làm cho nước SỞ mỏi mệt. Sau mới bắt (hậu
ma) TRỊNH chui vào rọ cầu hòa.
3/. Kế này còn có tên gọi khác là dĩ dật đãi lao, lấy sự nghĩ ngơi, khoẻ
mạnh đánh người mỏi mệt. Làm tiêu hao nhuệ khí, sức lực của đối phương,
đợi đối phương tinh thần sa sút, rối loạn thì tiến đánh.