d) Kịp thời ôn tập
Để tăng cường trí nhớ, chống quên, thì sau khi học cần đặc biệt
coi trọng khâu ôn tập một cách kịp thời và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Với những người tư chất bình thường, thì tỷ lệ quên là 47% trong
vòng 20 phút, 66% trong vòng 2 ngày, 75% trong vòng 6 ngày, 79%
trong vòng 31 ngày. Qua con số thống kê này cho thấy, muốn ghi
nhớ đầy đủ, chính xác và lâu dài, thì không thể lơ là khâu ôn tập.
(3) Năng lực tưởng tượng
Trên cơ sở ghi nhớ, tăng cường đầu tư thêm hoạt động tư duy, để
phác họa ra sự vật khách quan bằng cách hình dung cấu tứ độc lập
trong đầu óc. Einstein cho rằng: Sức tưởng tượng còn quan trọng
hơn bản thân kiến thức, bởi vì kiến thức có giới hạn, nhưng tưởng
tượng không có giới hạn, có thể bao quát cả thế giới đất trời, chính
sức tưởng tượng đã trở thành động lực thúc đẩy xã hội tiến lên, vậy
thì làm thế nào để bồi dưỡng sức tưởng tượng?
a) Tích lũy vốn kiến thức và kinh nghiệm thật phong phú, đó
chính là điểm tựa của sức tưởng tượng.
b) Bồi dưỡng trí tò mò, thói quen thích quan sát tìm hiểu, không
sợ người khác chê cười, xác định thái độ trung thực, không dấu dốt,
không sĩ diện hão, không biết thì dám thú nhận là không biết.
Edison ngay từ nhỏ đã thể hiện tính hiếu kỳ khác thường, bất kỳ cái
gì chưa biết, ông đều tìm hiểu căn nguyên bằng mọi giá.
c) Hun đúc nhiệt tình sáng tạo. Lênin nói: "Thiếu nhiệt tình, thì
không có và không thể theo đuổi chân lý".
(4) Rèn luyện khả năng quan sát