Tuy rằng ai cũng có sáng tạo, nhưng sáng tạo của người này vẫn
khác với người kia, ví dụ có biệt tài về quản lý mà kém cỏi về kinh
doanh, đó là sự khác biệt giữa ông chủ với kẻ làm thuê, chỉ biết kinh
doanh mà không biết đổi mới, đó là sự khác biệt giữa ông chủ với
nhà doanh nghiệp.
Người sáng lập ra Công ty văn hóa Mặt Trời Dương Lan khai thác
mạng phải chăng là chuyện tất nhiên, ngay từ tháng 11 năm 1997 khi
Dương Lan tham gia hội thảo về truyền hình toàn cầu do Liên hợp
quốc tổ chức, chị đã phát biểu bản tham luận mang tựa đề: "Người
theo nghề truyền hình trong thời đại Internet". Những người nổi
tiếng nhanh chóng truy cập mạng không còn là chuyện hiếm hoi
nữa, ngay từ đầu, Khương Côn, Trần Dật Phi, đều đặt hòm thư
Website cá nhân, đến nay đã trở thành trào lưu thời đại chỉ có cao
trào không có thoái trào, có điều hòm thư của họ không làm ra
đồng tiền, thậm chí còn mất thêm tiền vào đó. Dương Lan khác
xa những người đó, nhờ có nguồn lực hùng hậu, vừa ra tay đã mua
lại hãng "Lương Ký" đang trong tình trạng thua lỗ, với mức giá hơn
30 triệu đôla Hồng Kông, sau khi chấn chỉnh, chị thành lập "Công
ty mạng văn hóa Mặt Trời" kết hợp hai khái niệm Dương Lan +
mạng Internet, phi vụ đầu tiên đã hốt được một tỷ đồng, có thể
nói chị đã viết nên một huyền thoại trong lĩnh vực truy cập mạng,
dạy cho các nhân vật nổi tiếng khác một bài học, ngay cả những ông
trùm cự phách trong nghề cũng phải bái phục.
Công việc chính của Văn hóa Mặt trời là chế tác và chuyển
nhượng các chương trình truyền hình, mà nội dung chính là sự tích
các nhân vật nổi tiếng thông qua các cuộc phỏng vấn, các cuốn
phim về thân thế của họ, lĩnh vực này không có mối liên quan gì
nhiều đến Internet, nhiều nhất chỉ là đưa chương trình chiếu
lên trên mạng, nhưng chỉ tiến hành sau khi việc mua bán chuyển