phách, mất thiên hạ không mất nghĩa khí, không làm mờ nhạt hình
tượng người anh hùng. Nhà sử học nổi tiếng với cách nhìn nhận
đánh giá rất thận trọng Tư Mã Thiên đã bị nhân vật này chinh phục
hoàn toàn, khiến cho ngòi bút của ông viết ra những áng văn
chương đầy cảm kích lưu truyền muôn đời cho hậu thế về con
người anh hùng trong tập "Hạng Vũ bản kỷ". Từ ngữ "Bản Kỷ” vốn
chỉ được dùng để chỉ bậc đế vương được Tư Mã Thiên sử dụng để nói
về Hạng Vũ, đó là hiện tượng phá lệ có một không hai trong bộ sách
"Sử Ký" mà ông ưu ái dành cho Hạng Vũ. Sức cuốn hút của Hạng Vũ
được thể hiện nổi bật đối với phái đẹp, về phương diện này có thể
nói đàn ông trong thiên hạ không ai sánh kịp Tây Sở bá vương, mà
điển hình là nàng Ngu Cơ, một người phụ nữ rất kiên cường nhưng
không hề kém vẻ thùy mị duyên dáng, hầu như độc giả mọi thời đại
đều vô cùng cảm động khi xem đoạn văn mô tả cảnh "Bá Vương giã
biệt Ngu Cơ” vừa bi tráng vừa chan chứa tình yêu, khi Hạng Vũ lâm
vào tình thế tuyệt vọng, bốn bề quân thù vây hãm, nàng Ngu Cơ
xinh đẹp vẫn hát múa cho Hạng Vũ xem, tiếng hát của nàng hòa vào
trong làn điệu nước Sở, vũ đạo của nàng chìm vào trong ánh gươm
khua, sau đó nàng tự kết liễu cuộc đời tài hoa trước mặt người anh
hùng cái thế, chết vì tình yêu sự nghiệp, chết vì đạo lý làm người.
Hơn một nghìn năm sau, nhà thơ nữ tài hoa Lý Thanh Chiếu đã
viết những câu thơ tuyệt tác để ca ngợi nhân cách cao thượng và
mối tình lãng mạn, chung thủy của người đẹp Ngu Cơ: "Sống là
bông hoa đẹp, chết hóa thành hồn thiêng, giờ đây nhớ Hạng Vũ
không chịu đến Giang Đông", bài thơ này được coi là "Bài ca Hạng
Vũ" hoặc được ví là bài thơ ca ngợi người anh hùng kiểu Trung
Quốc.
"Sức lực dời non, khí phách bao trùm thiên hạ" chính là nét hấp
dẫn của nhân vật anh hùng, nét đẹp điển hình của giới đàn ông, khác
với Quan Vũ ở chỗ, Hạng Vũ không hề được thần thánh hoá. Trong
khi Quan Vân Trường được người đời tôn vinh là "Quan thánh đế