(3) Có thói bợ đỡ xu nịnh, vì muốn được lòng bề trên, họ sẵn
sàng hạ mình xum xoe nịnh nọt, nếu được bề trên tin dùng, thì họ
quay ra bắt nạt ức hiếp kẻ dưới, vênh váo kênh kiệu, nói xấu người
khác, ton hót chuyện này chuyện nọ với cấp trên, mục đích là tự đề
cao mình.
(4) Hay lật lọng, hành động này thể hiện tính cách giả dối của họ,
đối xử với người một cách giả tạo, ngoài mặt và trong lòng không
thống nhất.
(5) Ham theo đuổi quyền lực, thấy ai được thế, thì dựa dẫm
vào người đó, khi người đó thất thế thì bỏ đi, đây là một đặc điểm
nổi bật của kẻ tiểu nhân.
(6) Nếu xét thấy có lợi cho mình, thì có gan dẫm lên xác của
người khác để tiến thân, coi người khác chỉ là vật hy sinh cho họ,
không quan tâm đến mất mát, khổ đau của người khác.
(7) Có thói xấu dậu đổ bìm leo, khi ai đó bị vấp váp, thì tìm cách
nhấn chìm họ luôn, khi người khác gặp bất hạnh thì trong lòng họ
thấy hả hê.
(8) Thích tìm kẻ thế mạnh, khi họ mắc lỗi, thì tìm cách đổ vấy
cho người khác để họ chịu tội thay cho mình.
Thực ra, những thói xấu của tiểu nhân không chỉ có bấy nhiêu,
nếu đưa ra một nhận xét mang tính tổng quát, thì mọi việc phi đạo
đức, bất chấp lẽ phải, không có tình người đều là cách biểu hiện
đặc trưng của tiểu nhân.
Chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi, đàn ông chính trực gặp
phải tiểu nhân thì nên ứng xử ra sao? Xin đề nghị một số nguyên
tắc dưới đây: