carbon trong học thuyết kết cấu hợp chất hữu cơ của ông. Thành
tựu này đã mở ra con đường tìm hiểu khám phá nhóm hợp chất fatty
group, luận điểm này được Couper công bố gần như ngay sau đó.
Kelule đã vận dụng thành tựu này vào lĩnh vực nghiên cứu kết cấu
mạch vòng của phân tử benzen thu được thành công mỹ mãn, thật
khó tin, ý tưởng này cũng nảy sinh khi ông đang ngủ gật trong phòng
đọc tại Trường đại học Gand vào năm 1865.
Hồi đó, Kekule đang nghiên cứu về kết cấu benzen cùng các
hợp chất diễn sinh của nó, coi đó là một phần nội dung trong bài
giảng về chương nhóm hợp chất thơm (aromatic). Vào buổi tối,
ông ngồi trong thư phòng soạn giáo án, vì quá mệt, ông ngồi ngủ
gật ngay bên bếp lò, trong cơn mơ màng ông mơ thấy hình con
rắn trên mặt chiếc nhẫn ngọc bích của phu nhân bá tước Helrik,
chuyện này đã xảy ra từ lâu lắm rồi, hồi ấy, ngôi nhà của phu
nhân bá tước bị hỏa hoạn, nhà ông ở ngay trước mặt đối diện với
ngôi nhà này, ông chứng kiến nguyên nhân phát sinh hỏa hoạn nên
bị gọi ra trước tòa để làm nhân chứng, trong cơn hoảng loạn, phu
nhân bá tước đã đánh mất chiếc nhẫn mặt đá ngọc bích rất quý,
trên mặt đá ngọc bích chạm hình hai con rắn quấn vào nhau, một
con bằng vàng, một con bằng bạch kim, sau này người ta tìm ra
chiếc nhẫn trong người ở cho nhà bá tước, nhưng người ở khẳng
định rằng bà ta đã có chiếc nhẫn này từ năm 1805. Để làm sáng tỏ
vụ việc, tòa án phải đưa chiếc nhẫn đến phòng hóa nghiệm của giáo
sư Liebig để phân tích, kết quả phân tích cho biết bạch kim được
dùng làm đồ trang sức đầu tiên từ năm 1819, đưa đến kết luận
người ở nói sai sự thật. Trong giờ nghỉ giữa phiên tòa, Liebig đã đưa
cho Kekule xem chiếc nhẫn này, Kekule ngắm mãi không biết
chán, tạo dáng rất đẹp của hai con rắn màu vàng và màu trắng
quấn vào nhau đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm ông.
Nhưng trong giấc mơ hôm đó, hai con rắn lại không nằm bất
động, mà biết động đậy sau đó biến thành nguyên tử Carbon, nó