Trước đây, có một người định đóng miếng ván vào gốc cây để
làm sàn nằm, Giả Kim Tư thấy vậy liền đến gần người đó định
bụng sẽ giúp một tay.
Kim Tư khuyên người ấy: "Trước tiên anh phải cưa cắt ngang
thân cây, rồi đóng tấm ván lên mới bằng được", nói xong anh
hăng hái đi kiếm cưa, nhưng mới cưa được vài đường liền ngừng lại
nói: "Cưa này cùn quá rồi, phải rửa lưỡi cho thật sắc mới cưa được"
nói xong lại vội vàng đi tìm dũa cưa, nhưng dũa cưa không thuận tay
trái, nên phải lắp một chiếc cán khác cho thuận tay trái, buồn một
nỗi không có gỗ sẵn để làm cán dũa, anh ta lại phải vào rừng để đẵn
một cây gỗ, nhưng rìu để chặt cây cũng không còn sắc ngọt, nên phải
đi mài rìu, muốn mài rìu phải đi tìm đá mài, tìm được đá mài lại
phải kê cho thật chắc mới mài được, nói cách khác là cần tới gỗ để
làm bệ kê chân đá mài, khi kiếm được gỗ, thì lại thiếu cái ghế gia
công đồ mộc, và một bộ dụng cụ thợ mộc, không còn cách gì hơn,
Giả Kim Tư phải vào trong làng đi hỏi nhà này sang nhà khác để
mượn đồ nghề thợ mộc. Anh ta đi lâu lắm rồi mà không thấy
trở về, vì chẳng thể mượn đủ bộ dụng cụ đồ nghề thợ mộc.
Giả Kim Tư chẳng làm việc gì đến đầu đến đũa, anh học rất
nhiều nghề nhưng đều bỏ dở, không có nghề nào đạt trình độ
tinh xảo, ví dụ một thời anh say mê học môn Pháp ngữ, nhưng trước
hết cần nắm vững ngữ pháp tiếng Pháp cổ, nhưng nếu không
thông hiểu một cách toàn diện tiếng La tinh, lại không thể học ngữ
pháp tiếng Pháp cổ. Sau đó Giả Kim Tư phát hiện ra rằng, muốn
học tiếng La tinh thì trước hết phải nắm vững chữ Phạn, thế là
anh vùi đầu vào học chữ Phạn, gần như quên mất mục đích chính
là học tiếng Pháp.
Cuối cùng Giả Kim Tư không lấy được học vị nào, những kiến
thức học được đều dở dang, không dùng được việc gì cả, chút vốn
liếng nho nhỏ cha ông để lại, anh trích ra trăm ngàn đô la mở một