quanh, chịu khó giao tiếp càng nhiều thì vốn kiến thức càng
phong phú, đạo đức càng cao thượng, sự nghiệp càng thành công.
Biết học hỏi người khác, xin ý kiến đóng góp hoặc hướng dẫn
của họ, cuộc sống của bạn sẽ mang mầu sắc trí tuệ. Nói chung
những người thông thạo về một lĩnh vực nào đó đều vui vẻ chia sẻ
với bạn những hiểu biết và kinh nghiệm của mình, và cũng sẵn sàng
học hỏi sở trường của bạn.
Cho dù bạn đã lựa chọn ngành nghề gì, việc quan trọng đầu tiên
là hãy đi tìm chuyên gia về ngành nghề đó, để nhờ họ hướng dẫn
đường đi nước bước cho mình, cách phòng tránh các trở ngại có thể
vấp phải, chuyên gia có thể là người ngang hàng, cũng có thể là
người cấp bậc thấp hơn bạn, nhưng trong chuyên ngành họ vẫn
xứng đáng là bậc thầy của bạn, bạn khiêm tốn học hỏi họ, chính là
cách biến tri thức của người thành của mình, đúng như câu nói của
Emerson.
Người thành đạt thường thích giúp đỡ kẻ khác, không mấy ai
hiểu được tâm lý này, nhưng đó lại là một hiện thực, người đời có câu
"lộc bất tận hưởng" đó thôi.
Đối với những người đang khởi nghiệp càng cần hiểu rõ rằng,
xin ý kiến chỉ bảo của những người đi trước tức là bạn tỏ ý chân
thành kính trọng họ, khi bạn thực hiện theo những điều chỉ bảo của
họ, đồng nghĩa với bạn thừa nhận các mặt mạnh về kiến thức và sở
trường, thừa nhận quá trình nỗ lực và cống hiến của họ, đánh giá
họ cao hơn mình, đương nhiên là họ cảm thấy rất vinh dự và tự
hào, sẵn sàng cởi mở, giãi bày những hiểu biết và kinh nghiệm với
bạn. Học hỏi người khác là cách tránh mắc lỗi lầm mà người đi
trước đã phải trả giá rất đắt, mặt khác là lối tắt để mình nhanh
chóng phát huy sức mạnh tiềm năng. Bạn hãy ghi nhớ rằng: Học