công gây ra vướng mắc về mặt tâm lý, ngoài ra thành công còn dẫn
đến tâm trạng tiêu cực tự cao hợm hĩnh. Một nhà tâm lý học đã
tiến hành trắc nghiệm đối với 43 người đoạt giải Nobel, đưa đến
kết luận, trước khi nhận giải, trung bình hàng năm mỗi người phát
biểu 5 - 9 bài luận văn học thuật, nhưng sau khi nhận giải, trung bình
chỉ còn phát biểu 4 bài luận văn, hoặc một số nhà hoạt động chính
trị sau khi giành được một loạt thành công, do quá tự tin dẫn đến
một số sơ suất nghiêm trọng, hoặc có nhà văn sau khi xuất bản
hai, ba tác phẩm gây tiếng vang lớn, thì lại cho ra đời những tác
phẩm lá cải, thậm chí không sáng tác được gì thêm, có thể do nhiều
lý do, nhưng trong đó phải kể đến một nguyên nhân quan trọng là
cách xử lý đúng đắn trước thành công.
Chỉ có những ai biết vượt qua chính mình, thì mới có khả năng
vươn tới những thành công mới vĩ đại hơn. Ví dụ như Einstein, vinh
dự càng lớn ông càng cảm thấy mình dốt nát, ông ví vốn kiến
thức của mình như một mảnh vườn, vườn càng rộng thì những
khoảng bỏ hoang càng nhiều, ông quan niệm khoa học không có giới
hạn, học tập phấn đấu cũng không có giới hạn, cả xã hội loài người
đang tiến lên không ngừng vì luôn cảm thấy không thỏa mãn với
hiện trạng. Một số người có thể hiểu chưa đúng về thành công,
thành công là gì? Có nhiều đáp án rất khác nhau, có kẻ cho rằng
thành công là kiếm được nhiều tiền, có được địa vị cao sang, có
người nghĩ rằng thành công là giành được vinh dự, có người cho
rằng thành công là nâng cao mọi mặt giá trị của bản thân trong xã
hội, trở thành một nhân vật quan trọng, được quần chúng kính nể.
Tóm lại những người quan niệm thành công như vậy đều có biểu
hiện thỏa mãn dừng lại, giống như con bò ăn no là nằm nghỉ. Họ
không muốn học hỏi bươn chải thêm nữa. Thử hỏi, như vậy đã đáng
được gọi là thành công chưa, lẽ nào mục tiêu phấn đấu cả đời người
chỉ có thế?