Tràn đầy tự tin, Gió bắc cho rằng, chỉ cần mình hơi thổi nhẹ một cái,
chắc chắn quần áo của người đi đường sẽ bay hết. Thế rồi gió bắc bắt đầu
thổi mạnh vào người đi đường. Thấy gió bắc nổi lên, người đi đường
càng giữ chặt quần áo của mình lại. Thấy cách làm này không ăn thua,
gió bắc thổi càng mạnh hơn. Người đi đường lạnh run lẩy bẩy, càng quấn
chặt quần áo hơn. Dù gió bắc thổi mạnh thế nào cũng chẳng có ai cởi bỏ
quần áo của mình ra. Lúc gió bắc đã mệt, mặt trời mới xuất hiện.
Mặt trời cười híp mắt, chiếu ánh sáng ấm áp
cho người đi đường, người đi đường thấy thời
tiết ấm áp lên, không cần phải mặc áo ấm nữa,
lục tục cởi áo ngoài ra. Tiếp theo, mặt trời lại
chiếu ánh sáng mạnh hơn, người đi đường
ngày càng thấy nóng hơn, liền cởi từng chiếc áo
ra, nhưng vẫn thấy mồ hôi dính trên lưng. Cuối
cùng gió bắc đã chịu thua cuộc, từ đó gió bắc
“tâm phục khẩu phục” mặt trời.
* Câu chuyện này thể hiện trí tuệ của
con người: nếu chúng ta giống như gió
bắc, cứ cưỡng bức người khác tiếp thu ý
kiến của mình, chỉ càng khiến mọi người bất bình và xa lánh.
Nếu chúng ta đối xử với mọi người ấm áp như mặt trời, mọi
người sẽ cởi mở tấm lòng, thành tâm tiếp thu ý kiến của bạn.
6 - THÁI VĂN CƠ NGHE GẨY ĐÀN
Thái Ung là một nhà lịch sử, nhà soạn nhạc nổi tiếng cuối thời Đông
Hán. Ông có cô con gái tên là Thái Văn Cơ. Ngay từ nhỏ, Thái Văn Cơ