9 - MƯU KẾ ĐUA NGỰA
CỦA THÀNH CÁT TƯ
HÃN
Thành Cát Tư Hãn
là Hoàng đế khai quốc
của triều Nguyên.
Ngay từ nhỏ, ông đã
tỏ ra thông minh hơn
người, khí phách siêu
phàm không ai sánh kịp. Hôm đó, trên thảo
nguyên đang diễn ra một cuộc đua ngựa.
Nhưng ngay sau khi cuộc thi bắt đầu, các tay
đua đều giữ chặt dây cương lại, có người thậm chí còn để ngựa giậm
chân tại chỗ. Thế này là thế nào? Thì ra, đây là một cuộc thi đặc biệt.
Lần này bố của Thành Cát Tư Hãn đặt ra một quy tắc thi: ngựa nào về
đích cuối cùng sẽ thắng cuộc. Để giành thắng lợi, các tay đua ngựa
không muốn cho ngựa của mình xê dịch vị trí. Chẳng mấy chốc trời sắp
tối, bố của Thành Cát Tư Hãn hối hận vì đã nghĩ ra trò đua ngựa khác
người này, nhưng lời đã nói ra, làm sao sửa được, bây giờ làm thế nào để
có thể phá vỡ tình thế gay go này?
Các thuộc hạ vắt óc suy nghĩ, nhưng không ai tìm được kế hay để giải
quyết chuyện này. Lúc đó, Thành Cát Tư Hãn mới chỉ 12 tuổi liền đứng
dậy, chạy đến chỗ các tay đua thì thầm vài câu gì đó. Các tay đua trước
đây chỉ lò dò từng bước thì nay dồn dập liều mình quất roi ngựa, lao về
phía trước, sợ ngựa mình chạy sau ngựa khác. Cuộc đua ngựa nhanh
chóng kết thúc nhưng ngựa chạy chậm nhất vẫn là ngựa thắng cuộc. Vậy
chuyện gì đã xảy ra? Thì ra, Thành Cát Tư Hãn đã sắp xếp lại cuộc đua
ngựa. Ông để các tay đua thay đổi ngựa cho nhau, vì cuộc đua ngựa
thắng hay bại chỉ tính theo ngựa chứ không tính theo tay đua.