91 CÂU CHUYỆN TRÍ TUỆ BỒI DƯỠNG TRÍ THÔNG MINH CHO TRẺ - Trang 42

vua - ND). Kỷ Hiểu Lam không kịp mặc quần áo, bèn vội vàng chui tọt
vào gầm bàn.

Thực ra, vua Càn Long đã sớm nhìn thấy vẻ lúng túng của Kỷ Hiểu

Lam. Ông ra hiệu cho mọi người không được đánh động, sau đó đi đến
bên bàn và ngồi xuống cạnh chỗ Kỷ Hiểu Lam lẩn trốn. Rất lâu sau đó,
Kỷ Hiểu Lam nghe ngóng không thấy động tĩnh gì, vì rèm vải rủ xuống
quây lấy chiếc bàn, nên Kỷ Hiểu Lam không nhìn thấy những gì đang
diễn ra ở bên ngoài, cứ tưởng Vua đã đi rồi nên khẽ hỏi: “Ông lão đi
chưa?”.

Càn Long nghe thấy vậy, vừa tức vừa buồn cười, quát: “Nói láo! sao

không mau chui ra, lại còn nằm trong đó?”. Kỷ Hiểu Lam đành chui ra
và quỳ trước mặt vua. Vua Càn Long hỏi: “Vì sao nhà ngươi gọi trẫm là
ông lão?” (lão đầu tử - ND).

Kỷ Hiểu Lam do dự một lúc, rồi vội tâu: “Bệ hạ là vạn tuế, nên thần

gọi là “lão”; thần tôn bệ hạ là quân vương, đứng đầu một nước, trăm dân
kính phục, đương nhiên phải là “đầu”; “tử”, có nghĩa là “thiên chi kiều
tử”, tức là “con trời”. “Lão đầu tử” ở đây là một cách xưng hô tôn kính”.

Nghe vậy, Vua Càn Long trong lòng rất lấy làm phấn khởi và không

nhịn được cười, gật đầu nói: “Kỷ ái khanh rất khá, trẫm tha tội cho!”.

* Sự thông minh, nhanh trí của Kỷ Hiểu Lam ai ai cũng biết

tiếng. Do sơ ý, Kỷ Hiểu Lam đã có câu nói bất kính với vua.
Song ông đã thông minh, nhanh trí giải thích được ý nghĩa của
câu “Lão đầu tử”, không những được vua tha tội mà còn đem
lại cho vua và quần thần một trận cười thoải mái.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.