hòa thuận với nhau. Luận bàn sâu nhất về vấn đề này là bài báo của J.P.V.D.
Balsdon trong Historia 1950, từ tr.371. Xem thêm T. S. Brown, AJP 1950,
từ tr.242.
Về vấn đề này, xem Plutarch, Alexander 2-3.
Hipparchus đã bị giết vào năm 514 và Hippias đã bị trục xuất khỏi Athens
vào năm 510; xem Thucydides 6.54-9.
Người Ba Tư không cho rằng những vị hoàng đế của họ là những vị thần,
mặc dù người Hy Lạp coi việc thực hiện nghi lễ phủ phục là một hành động
thờ cúng; xem Herodotus 7.136.
Thân mẫu của Alexander, Olympias, là con gái của Neoptolemus, vua của
Epirus, vốn là hậu duệ của vị tổ tiên trùng tên với ông là Neoptolemus, con
trai của Achilles, cháu trai của Aeacus.
Xem Herodotus 1.204-14 và 4.83-144.
Theo Curtius (8.5.22), đó là Polyperchon, người đã chế nhạo người Ba Tư.
Đây là phiên bản được viên thị thần hoàng gia Chares thuật lại (Plutarch,
Alexander 54.4-6).
Hoàng đế Ba Tư thường hôn lên môi “họ hàng” của mình (Xenophon,
Cyropaideia 1.4.27, 2.2.31; Herodotus 1.134).
Plutarch (Alexander 55.1-2) thuật lại rằng Hephaestion xác nhận rằng
Callisthenes đã tán thành việc thực hiện nghi lễ prokynesis rồi sau đó đã
phá bỏ cam kết này, và những kẻ xu nịnh Alexander lại càng khiến
Callisthenes trở thành cái gai trong mắt ngài.
Xem thêm Curtius 8.6.2-6.
Việc này diễn ra ở Bactra vào đầu năm 327. Curtius (8.6.8-8.23) cũng đã
thuật lại việc này một cách chi tiết. Ông đưa ra một danh sách có một chút
khác biệt về những kẻ dính líu tới vụ này và cũng khác biệt về một số chi
tiết so với Arrian.
Và theo Curtius.
Plutarch (Alexander 55.6) trích một lá thư Alexander viết cho các tướng
lĩnh của ngài là Craterus, Attalus, và Alcetas, những người đang tham gia
chiến dịch ở Pareitacene, trong đó ngài nói rằng chỉ có Những cận thần trẻ