đóng góp lớn cho cuộc Cách mạng Mỹ. Morris có vai trò nổi bật trong Hội
nghị Lập hiến, tích cực ủng hộ chủ nghĩa quốc gia, chính ông là người chắp
bút viết bản Hiến pháp. Sau này, Morris là Công sứ tại Pháp và là Thượng
nghị sĩ, bạn thân và đảng viên Liên bang nhiệt thành ủng hộ các chính sách
của Hamilton.
2. Edmund Randolph (1753-1813): từng là tuỳ tùng của Washington rồi
tham gia chính quyền tiểu bang Virginia, đại biểu Đại hội các thuộc địa.
Dưới chính quyền Washington, Edmund Randolph giữ chức Tổng chưởng
lý Liên bang, rồi thay Thomas Jefferson làm Ngoại trưởng (1794-95).
Trong cuộc xung đột Jefferson-Hamilton, ông cố gắng giữ quan điểm trung
lập.
3. Hamilton đề xuất rằng cả nước Mỹ sẽ chia thành một số quận bầu cử nhất
định bằng nhau không phân biệt biên giới tiểu bang để bầu chọn Thượng
nghị sĩ một cách cân bằng.
4. Hội nghị Lập hiến họp theo cách thức đề ra những giải pháp rồi các đại
biểu bỏ phiếu thông qua hay cần sửa đổi từng điểm một, nhưng mỗi bang
chỉ có một phiếu bầu chung cho các đại biểu. Vấn đề được thông qua nếu có
đa số các bang bỏ phiếu thuận, chứ không phải căn cứ theo số lượng đại
biểu bỏ phiếu thuận. Vì vậy, Hamilton luôn ở thế thiểu số so với Yates và
Lansing, nên phiếu của ông hầu như chẳng có tác dụng gì.
5. Yates là Thẩm phán toà án tối cao New York còn Lansing là luật sư và là
Thị trưởng thành phố Albany. Việc xử án khi đó được tiến hành tại một vài
thời điểm nhất định, chứ không phải tổ chức liên tục trong năm. .sup
1. Napoleon Bonaparte (1769-1821): Là một trong những nhà quân sự xuất
sắc nhất thế giới, tự lên ngôi Hoàng đế Pháp năm 1804, từng có tham vọng
xây dựng một Vương quốc châu Âu.
2. William Pitt (1759-1806), Thủ tướng Anh trẻ nhất trong lịch sử, nhận
chức năm 1783 khi mới 24 tuổi.
3. Charles Maurice de Talleyrand (1754-1838): Có vai trò lớn trong cuộc
Cách mạng Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp dưới thời Napoleon, chính trị
gia xuất sắc, đại diện cho Pháp tại Hội nghị Vienna (1814-1815).