Semitic: nhóm các ngôn ngữ có liên quan với nhau được nói bởi 470 triệu
người tại Tây Á, Bắc Phi và Sừng châu Phi. Chúng là một nhánh của họ
ngôn ngữ Phi – Á. Ngôn ngữ Semitic được nói nhiều nhất hiện nay là tiếng
Ảrập, Amharic, Hebrew, Tigrinia và Aramaic.
Babylon: một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại, nằm ở Al Hillah, tỉnh Babil,
Iraq, khoảng 85km về phía nam thủ đô Baghdad (Iraq).
Pharaoh: tước hiệu của vua Ai Cập cổ đại.
Mặc khải: một từ thần học hay được dùng trong Kitô giáo, có nghĩa là vén
mở ra bức màn bí mật để cho thấy một điều gì đó.
Ba Tư (Persia): một quốc gia cổ ở phía tây nam châu Á, nay là Iran.
Jericho: thành cổ nằm gần Bờ Tây của sông Jordan.
Về mặt địa lý, Transjordan gồm các khu vực phía đông của sông Jordan,
bao phủ phần lớn Jordan ngày nay.
Xức dầu (anointing) diễn tả hành động xoa dầu trên cơ thể, hay đổ dầu lên
đầu nhằm một mục đích nào đó. Sự xức dầu bao gồm nhiều mục đích và ý
nghĩa khác nhau. Trong thời Cựu ước, xức dầu được xem là một nghi thức
quan trọng nhằm xác chứng rằng: người được xức dầu được Đức Chúa Trời
chỉ định để thi hành một sứ mệnh đặc biệt.
Samaritans là một nhóm sắc tộc-tôn giáo của Levant, hậu duệ của cư dân
Semitic cổ của khu vực.
Đế quốc Byzantine (Byzantine Empire) (330-1453): còn gọi là Đế quốc
Đông La Mã, đóng đô ở Constantinople (nay là Istanbul, thủ đô của Thổ
Nhĩ Kỳ).
Gnosticism: Thuyết Ngộ Đạo (từ tiếng Hy Lạp cổ đại: gnostikos γνωστικός,
“học”, từ Gnosis γνῶσις, kiến thức) mô tả một tập hợp các tôn giáo cổ xưa
xa lánh thế giới vật chất – mà họ xem như được tạo bởi các đấng tạo hóa –
và chấp nhận thế giới tâm linh.
Thời Trung cổ: giai đoạn giữa sự sụp đổ của Đế quốc La Mã và sự trỗi dậy
của các quốc gia châu Âu hiện đại, tức là từ thế kỷ 5 kéo dài đến thế kỷ 15.
Levant là một thuật ngữ lịch sử địa lý đề cập phỏng chừng đến một khu vực
rộng lớn ở Tây Nam Á bao bọc bởi dãy núi Taurus của Anatolia ở miền
Bắc, Biển Địa Trung Hải ở phía tây, và sa mạc miền Bắc Ảrập và