12. Một năm sau vụ kiện rùm beng từng lên trang nhất các tờ báo ở Atlanta
suốt một tuần này, một thẩm phán tìm ra bằng chứng có lợi cho Asa
Candler. Người ta phát hiện ra rằng bà de Bouchel chưa chính thức ly hôn
với người chồng trước, và như vậy bà này không được phép kết hôn với bất
kỳ người nào khác.
13. Tháng 1/1929, tình cảnh của Woodruff trở nên dễ chịu hơn khi hội đồng
quản trị đồng ý chia 1 triệu số cổ phiếu loại A cho các cổ đông, mỗi cổ
phiếu trị giá 50 đô-la. Các cổ đông có thể bán hoặc giữ lại tùy thích. Điều
này đã ngăn được việc đánh thuế vào nguồn lợi nhuận thu được. Nó đem lại
nguồn lợi tức hàng năm là 3 đô-la hay 6 %.
14. Dấu hiệu thành công là Pepsi cũng bị làm giả. J. C. Mayfield, đối tác cũ
của Dược sỹ Pemberton và là người đã gây nguy hại cho Coca-Cola với sản
phẩm Koke, cũng tạo ra sản phẩm có tên Pepsi-Nola.
15. Đó là nguồn gốc của câu nói “Không Coke! Pepsi” mà sau này trở thành
chủ đề trong một vở kịch châm biếm được trình diễn liên tục trên chương
trình truyền hình Saturday Night Live trong đó John Belushi đóng vai nhân
viên thu ngân của một quán ăn rẻ tiền luôn mồm dùng cụm từ đó quát tháo
khách hàng với giọng lè nhè.
16. Nhiều năm sau khi Woodruff bắt đầu dùng tài sản của mình làm từ thiện
và trở thành nhà từ thiện vĩ đại nhất Atlanta, người môi giới chứng khoán
của ông vô cùng kinh ngạc trước tình trạng của cổ phiếu: “Những mảnh
giấy cũ bụi bặm, bẩn thỉu và quăn queo.” Chúng không bị xáo trộn gần nửa
thế kỷ nay.
17. Do hoa màu đang nằm trong tay kẻ thù nên công ty phải tạm thời sử
dụng nguyên liệu thay thế dầu cây cassia. Theo những tài liệu mật của
Ralph Hayes, dầu cây cassia đóng vai trò quan trọng trong thành phần
Merchandise 7X tuyệt mật. Sau khi chiến tranh kết thúc, nguồn cung cấp
cho loại dầu này ổn định trở lại và nó được sử dụng tiếp cho sản phẩm
Merchandise No.12.
18. Biệt danh này được đặt theo tên của Simon Legree, tay buôn nô lệ độc
ác trong tác phẩm Túp lều bác Tom của Harriet Beecher Stowe.