(17) Đây là một ngọn núi thuộc rặng Transhimalaya – dài 1.600 km và chạy
song song theo suốt chiều dài rặng Himalaya chính. Nó ở gần nơi bắt đầu
của nhiều con sông lớn ở châu Á.
(18) Ngày nay là vùng Sikkim của Ấn Độ, nằm ở mặt nam của Tây Tạng.
Hành trình của tác giả cho đến lúc này đúng là theo dọc hệ thống rặng
Tuyết Sơn.
(19) Tức hư không không có biên giới, là một cấp độ trong khái niệm định
của tu hành bậc cao, lấy yếu tố không trong sáu đại định là địa, thủy, hỏa,
phong, không và thức làm đối tượng nghiên cứu và tu tập.
(20) Học giả nổi tiếng người Anh, một trong những người châu Âu tiên
phong tìm hiểu và truyền bá triết lý phương Đông vào phương Tây. Cuốn
“Ngọc sáng trong hoa sen” (The Wheel of Life) của ông, do dịch giả
Nguyên Phong phóng tác đã được First News cho ra mắt năm 2011.
(21) Học giả nổi tiếng người Anh, một trong những người châu Âu tiên
phong tìm hiểu và truyền bá triết lý phương Đông vào phương Tây. Cuốn
“Ngọc sáng trong hoa sen” (The Wheel of Life) của ông, do dịch giả
Nguyên Phong phóng tác đã được First News cho ra mắt năm 2011.
(22) Ngày nay là công viên hươu nai quốc gia Ấn Độ. Tương truyền khi
xưa, đức Phật đã truyền dạy Phật pháp cho vị Lạt Ma đầu tiên tại đây.
(23) Bộ kinh được cho là nền tảng của Bà La Môn giáo, có ảnh hưởng đến
nhiều tôn giáo trên thế giới, trong đó có Phật giáo.
(24) Hiện tượng xác các Lạt Ma Tây Tạng tự bảo quản và không bị hư hại
hiện vẫn là một trong những bí ẩn đối với giới khoa học.
(25) Nyanatiloka Mahathera (1878–1957), ông là một trong những người
châu Âu tiên phong đi theo tu đạo Phật giáo.
(26) Shanti Devi (1926–1987). Câu chuyện kỳ lạ của bà còn thu hút cả sự
chú ý của Mahatma Gandhi và chính ông cũng đã giúp điều tra lại sự việc.
(27) Lãnh thổ của Vương quốc Thổ Phồn xưa giờ bị xé lẻ, phân tán trong
lãnh thổ các nước Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Bangladesh, Bhutan,
Nepal. Trung Quốc, Myanmar,… Từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9, vương
quốc này gần như thống lĩnh toàn bộ con đường tơ lụa.