5. Hội Tam điểm: Chính thức được mục sư Anderson thành lập ở Anh quốc
năm 1717, ban đầu chỉ gồm những người thợ, những người trong cùng một
ngành nghề, nhưng sau mở rộng và có đủ các thành phần xã hội tham gia:
từ tiểu thương, học giả, giới bình dân, trí thức đến quý tộc và các quan chức
nắm giữ những địa vị cao trong xã hội. Vì vậy, tư tưởng và đường lối rất
phức tạp, nhiều biến tướng.
1. Prime Minister tức là Bộ trưởng thứ nhất và thường được gọi là Thủ
tướng.
2. Một chức vụ cao trong chính phủ Anh giai đoạn từ giữa thế kỷ XVI đến
đầu thế kỷ XIX, là người chịu trách nhiệm về nguồn tài chính của Hải quân
Hoàng gia Anh. Chức vụ này bị bãi bỏ năm 1836.
1. Các cuộc chiến tranh của Napoleon là một loạt các cuộc chiến xảy ra tại
châu Âu, dưới thời hoàng đế Napoleon Bonaparte cai trị nước Pháp. Các
cuộc chiến này tiếp nối các cuộc chiến do cuộc Cách mạng Pháp phát sinh,
kéo dài suốt thời Đệ nhất Đế chế ở Pháp (một chế độ chính trị do Napoleon
lập ra).
1. Isle of Dogs (Đảo Chó): Tên gọi này chính thức được dùng vào năm
1588, nguyên là một hòn đảo ở khu Đông London
1. Toma Paine (29/1/1737-8/6/1809): Sinh ở Anh, nhập cư Mỹ trong thời
gian nổ ra Cách mạng Hoa Kỳ, là nhà triết học, nhà cách mạng, người theo
trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển, một nhân vật nổi bật trong Phong trào
Khai sáng. Ông ủng hộ sự độc lập của các thuộc địa Mỹ khỏi Đế quốc Anh
và là người có ảnh hưởng lớn đến Cách mạng Pháp.
2. Nghệ thuật biếm họa: Một phát kiến của châu Âu có từ thời cổ đại, là thể
loại thích hợp nhất cho việc thể hiện các diễn biến văn hóa và chính trị
trong một hình thức cô đọng.
3. Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra
đời của đạo Tin Lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu là
Martin Luther (1483-1546) và Jean Calvin (1509 1546). Thế kỷ XVI là thế
kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Martin Luther chịu ảnh
hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc