hoàn toàn không tiêu được thức ăn, ăn gì tiêu ra y như vậy. Ngài nhớ đến lời
kể của dân làng về câu chuyện bốn vị tỳ khưu đã chết tại đó. Ngài nghĩ rằng
nếu bệnh mãi kéo dài thế này, rất có thể Ngài là vị tỳ khưu thứ năm. Vào
buổi sáng, khi vài dân làng ghé lại viếng thăm, Ngài nhờ họ lấy rễ và cây
quanh động sắc cho một món thuốc nam, nhưng thuốc vô hiệu. Tình trạng
đau bụng ngày càng thêm trầm trọng, thân càng yếu dần và ý chí rõ ràng
mòn mỏi. Trong khi uống thuốc, Ngài cố gắng tự khích lệ mình, nghĩ rằng
nếu đúng thuốc ắt nó phải có công hiệu, nhưng sau nhiều ngày vẫn không
thấy hiệu quả gì. Vậy thì uống thuốc nữa ích gì?
Nghĩ đến đấy, Ngài quyết định ngưng uống thuốc thông thường, mà tìm
cách chỉ tự chữa trị bằng Giáo Pháp, dù thân có thế nào. Ngài tự nhủ: “Hãy
để cho thân này chết tại đây, trong động này, nếu sức mạnh của Pháp không
đủ để chữa trị. Ta đã tiến bộ khá xa trong pháp hành để vững lòng tin nơi
Đạo, Quả, và Niết Bàn. Tại sao ta thối chí và suy nhược vì cơn đau khổ này?
Nếu mới có từng này đau khổ mà ta đã chịu thua thì còn hy vọng gì khi thể
xác tan rã, khi hết cơn đau này đến cơn đau khác dồn dập đập tan các vòng
phòng thủ của ta ra từng mảnh?”
Nghĩ như vậy, Ngài ngừng uống thuốc và bắt đầu hành thiền, chỉ nương
nhờ nơi oai lực của Giáo Pháp để chữa trị. Bám níu vào sự sống được buông
bỏ, nhờ đó thân được phép trải qua quá trình chữa bệnh tự nhiên của nó. Chú
niệm và trí tuệ cùng hợp với đức tin và tinh tấn đập mạnh vào tâm, cái tâm
vốn không chết nhưng luôn sợ chết. Không còn quan tâm đến bệnh xem có
chữa được nó hay không, hoặc nó có hủy hoại cơ thể này không nữa, mà mắt
phân tách của trí tuệ hướng vào vedanā (cảm giác hay cảm xúc đau khổ), và
các tập hợp khác (uẩn, khandha) được phân tích cặn kẽ. Thân (rupā, sắc),
cảm giác (vedanā, thọ), nhận thức (saññā, tưởng), và hoạt động tâm linh
(saṅkhāra, hành), tất cả đều được phô bày tỏ rõ để niệm và tuệ khảo sát tỉ
mỉ, liên tục đào sâu và khám phá thêm nhiều chân lý uyên thâm. Cuộc chiến
ác liệt bắt đầu từ hoàng hôn đến nửa đêm và chấm dứt với cái tâm đầy năng
lực, đủ khả năng nhận thức bản chất thiên nhiên của các uẩn, luôn cả nỗi đau
đớn nhức nhối muôn phần tự nó biểu hiện trong thân. Cơn bệnh hoàn toàn