ALBERT EINSTEIN - CON NGƯỜI VĨ ĐẠI - Trang 67

“Einstein trình bày thuyết Tương đối bằng ngôn ngữ toán học, vì vậy rất khó
trình bày thuyết này bằng thứ ngôn ngữ nào khác. Nếu trình bày thuyết Tương
đối bằng ngôn ngữ thông thường thì chẳng khác gì dùng một cây kèn
saxophone để dạo khúc hòa tấu số 5 của Beethoven”.


Tuy nhiên có lẽ có một vài nét trong vũ trụ quan của Einstein có thể diễn đạt
bằng ngôn ngữ thông thường mà chỉ cần đến ngôn ngữ số hệ của toán học. Đây
thật là một thứ thế giới kỳ ảo, làm đảo lộn những tư tưởng bắt rễ từ bao thế kỷ
nay, “một món hổ lốn lạ lùng rất khó tiêu hóa đối với nhiều người”. Einstein bắt
chúng ta tin những điều khó tin thí dụ như: không gian hình cong, đường ngắn
nhất nối liền hai điểm không phải là đường thẳng, vũ trụ có hạn nhưng không
có biên giới, hai đường song song cuối cùng sẽ gặp nhau, tia sáng đi theo
đường vòng cung, thời gian có tính chất tương đối và mỗi nơi phải do một cách,
phải đo chiều dài tùy theo tốc độ, vũ trụ không phải hình cầu mà là hình trụ,
một vật thể chuyển động thì kích thước co lại, nhưng khối lượng lại tăng lên,
thời gian là chiều thứ tư thêm vào ba chiều cao, dài và rộng...

Những đóng góp của Einstein cho khoa học nhiều không kể xiết, nhưng trước
hết phải kể đến thuyết tương đối mà theo lời

Banesh Hoffman:

có một tính

chất vĩ đại để đặt Einstein ngang hàng với những nhà khoa học lớn nhất của
mọi thời đại như Isaac Newton và Archimède. Những nghịch lý mê hoặc và
những thành công rực rỡ đã kích động mãnh liệt trí tưởng tượng của mọi
người”.


Cuộc cách mạng của Einstein bắt đầu vào năm 1905, tức là năm tờ Chuyên san
vật lý học ở Đức Annalen der Physik đăng một bài báo dài chừng 30 trang với
cái nhan đề tầm thường là Động điện của những vật thể chuyển động. Năm đó
Einstein mới 26 tuổi và là một viên chức bình thường trong cơ quan cấp bằng
sáng chế ở Thụy Sĩ. Einstein sinh trong một gia đình Do thái trung lưu ở Ulm,
Bavaria năm 1879. Khi còn nhỏ không có biểu hiện nào chứng tỏ ông là “thần
đồng”, ngoại trừ năng khiếu toán học. Vì hoàn cảnh gia đình, nên năm 15 tuổi,
Einstein phải tự lập. Sau này di cư sang Thụy Sĩ, Einstein theo học khoa học tại
trường đại học bách khoa Zurich, thành hôn với một bạn sinh viên và trở thành
công dân Thụy Sĩ. Không thực hiện được giấc mộng làm giáo sư đại học để
kiếm sống, Einstein đành chấp nhận làm công chức, có nhiệm vụ thảo báo cáo
và viết lại đơn từ của các nhà sáng chế gửi cho cơ quan cấp bằng sáng chế. Thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.