ANH CHỒNG STOCKHOLM, NGƯỜI TÌNH PARIS VÀ CẬU BẠN THÂN BANGKOK - Trang 29

Những ga tàu ở Berlin đủ cũ kỹ để nhắc tôi nhớ đến nỗi đau của

người Đức. Dưới thời kỳ Đức Quốc Xã, ngày 1/12/1938, từ ga
Friedrichstraße, hàng nghìn em bé Do Thái đã được chuyển đi khỏi
nước Đức trong chương trình bảo vệ trẻ em khỏi nạn diệt chủng mang
tên "Kinder Transport". Vì an toàn tính mạng, các em phải chia tay gia
đình đến một miền đất xa xôi và mang theo lời hứa gặp lại của cha
mẹ dù chính họ cũng không biết họ còn được sống để gặp lại con
mình hay không.

Sau thời kỳ Phát xít, nước Đức lại bị chia làm đôi và giới tuyến

chính là bức tường Berlin cắt ngang thành phố. Lại một lần nữa,
những sân ga Berlin chứng kiến nỗi đau biệt ly. Tàu điện ngầm vẫn
chạy nhưng chỉ có những ga ở phía Tây mở cửa vận hành còn những
sân ga ở phía Đông thì đóng cửa. Và trong lịch sử Berlin, tên gọi
"những sân ga ma" (ghost station) được dùng cho những sân ga Đông
Berlin, là biểu tượng gây cho tôi ám ảnh mạnh. Potsdamer Platz, ga
tàu tấp nập gần trung tâm mua sắm sầm uất ngày nay, cũng đã
từng là một trong những sân ga ma thời đó. Những sợi xích lớn khóa
chặt cửa ga; qua ô sổ tàu, những người đi tàu từ Tây Đức xót xa nhìn
sân ga trước vẫn tấp nập, giờ hoang trống đến ghê người.

Ngày hôm nay, những con tàu đã hiện đại hơn, không còn những

sân ga ma và sân ga nào ở Berlin cũng tấp nập. Thế nhưng, sân ga
vẫn là điểm dừng chân của muôn vàn cảm xúc trái ngược. Những
chuyến tàu cứ 5 phút một lần qua sân ga, và chỉ sau có 5 phút đấy
thôi, rất nhiều nỗi niềm đã thay đổi: những nỗi buồn có thể đã
trôi qua, niềm vui đang đợi ở sân ga tiếp theo và những nụ hôn ngọt
nồng đã gửi lại ở sân ga trước.

Bảy giờ sáng, những hành khách vội vã đi gần như chạy, tiếng loa

thông báo âm vang... Một ngày mới bắt đầu từ những sân ga Berlin.

Trong cuốn sổ tay chuyến đi đó...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.