đúng nhưng bà muốn ám chỉ - dù là chủ tịch của Marimekko - thì vẫn
là một người bình thường, yêu thích và vận đồ Marimekko như một
người Phần Lan điển hình.
Còn đúng như những người bạn của tôi kể, đi đến đâu, tôi cũng
thấy bất kỳ người phụ nữ Phần Lan nào cũng có một món đồ
Marimekko, dù chỉ là một chiếc ví nhỏ. Mấy cô nàng shopaholic
(nghiện mua sắm) tôi gặp ở một quán bar còn mở túi, khoe với tôi đủ
bộ ví từ to đến bé đeo mác Marimekko được sử dụng với các chức
năng khác nhau. Ở trường đại học Helsinki nơi tôi học còn có một giáo
sư chỉ mặc toàn những chiếc áo sơ mi nam sọc đủ màu sắc mang tên
Jokapoika truyền thống của Marimekko.
Sau nhiều năm, người Phần Lan vẫn gọi Marimekko là thiết kế
(Fin design) chứ không phải thời trang (fashion). Và thời trang thì
thay đổi nhưng những thiết kế có giá trị thì tồn tại mãi mãi, đủ lâu
để trở thành biểu tượng của một quốc gia.
Những cô nàng Mari
Armi Ratia, người sáng lập Marimekko không chỉ coi Marimekko
là một công ty mà là một hệ tư tưởng mà cả đời bà theo đuổi để phát
triển. "Marimekko tìm kiếm cách giải quyết cho các vấn đề của
con người, phản ánh mâu thuẫn không có điểm dừng trong tâm hồn
và suy nghĩ của con người", Armi giải thích. Đặc biệt quan trọng trong
"Học thuyết Marimekko" là một thế hệ những "cô gái Mari" (Mari
girl, marityttö), những người độc lập, thông minh, lạc quan không
khác nào sắc màu và hoa văn của Marimekko.
Các cô nàng Mari còn được miêu tả như những người phụ nữ hiện
đại, hài hước và rất yêu nghệ thuật. Cô ấy thích tìm hiểu văn hóa,
độc lập nhưng yêu thích chăm sóc gia đình. Cô ấy thành thị nhưng lại
gần gũi và yêu thích thiên nhiên. Anna, một tạp chí dành cho phụ nữ