ANH EM NHÀ KARAMAZOV - Trang 370

tiền, có ý nghĩa răn dạy, nhan đề là “Le bon jugement de la très sainte ét
graçieuse Vierge Marie”

[96]

. Ở Moskva của chúng ta, trước thời Pyotr đại đế,

đôi khi cũng có những buổi diễn kịch gần như thế, đề tài rút từ Cựu Ước.
Nhưng, ngoài những buổi diễn kịch, trên toàn thế giới hồi ấy có nhiều truyện
và thơ mà nhân vật hành động, tùy theo sự cần thiết, là các thánh, các thiên
thần và mọi thiên binh thiên tướng. Trong các tu viện của chúng ta, người ta
cũng dịch, chép lại và thậm chí sáng tác những bản trường ca như thế, mà là
từ thời kỳ Tatar thống trị kia. Chẳng hạn, có một bản trường ca của tu viện
(dĩ nhiên dịch từ tiếng Hy Lạp): “Hành trình của Đức Mẹ qua con đường
đau khổ”, với những cảnh tượng và sự can đảm không kém gì tác phẩm của
Dante. Đức Mẹ xuống thăm địa ngục, tổng thiên thần Michael đưa Đức Bà
đi xem những khổ hình. Đức Mẹ nhìn thấy những kẻ tội lỗi và những khổ
hình mà họ phải chịu đựng. Ngoài những cái khác, ở đây có một loại người
phạm tội rất đáng chú ý, ở trong một cái hồ rực lửa: trong số họ có những kẻ
chìm nghỉm đến nỗi không thể nổi lên được nữa, đấy là những “kẻ bị Chúa
bỏ quên” – một cách diễn đạt cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ. Đức Mẹ kinh
ngạc, khóc lóc quỳ gối trước ngai vàng của Chúa Trời, xin ân xá cho tất cả
những kẻ tội lỗi mà Mẹ đã nhìn thấy dưới địa ngục, và Chúa Trời hết sức lý
thú. Mẹ van vỉ, không chịu đi khi Chúa Trời trỏ cho Mẹ tay chân con trai Mẹ
bị đóng đinh và hỏi: ta sẽ tha thứ cho những kẻ hành hạ Kitô ư? – thì Mẹ
truyền cho tất cả các thánh, tất cả các vị tuẫn đạo, tất cả các thiên thần và
tổng thiên thần quỳ xuống cùng với Mẹ và cầu xin ân xá cho tất cả những kẻ
tội lỗi, không trừ một ai. Cuối cùng Đức Mẹ nài xin Chúa Trời hằng năm
ngừng hành tội từ ngày thứ sáu Thánh

[97]

đến ngày lễ Ba Ngôi, thế là những

kẻ tội lỗi dưới địa ngục liền tạ ơn Chúa Trời và kêu lên: “Lạy Chúa Trời,
Chúa xử thế là chí phải”. Bản trường ca hạng bét của tôi đại loại cũng như
thế, nếu nó ra đời vào thời ấy. Trong bản trường ca của tôi, Chúa xuất hiện
trên sân khấu, Chúa chẳng nói năng gì, chỉ xuất hiện và chỉ đi qua đấy. Mười
lăm thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Chúa hứa sẽ trở lại nước của mình, mười
lăm thế kỷ từ khi vị tiên tri của Ngài viết: “Chẳng bao lâu ta sẽ trở lại.” “Về
ngày giờ thì cả đến Đức Chúa con cũng không biết, chỉ có cha ta ở trên trời
mới biết mà thôi,” chính Ngài đã phán truyền như thế trên Trái đất này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.