Linh. Kẻ thù của Khánh Linh gồm có chính phủ Nam Kinh, Đỗ Đại Nhĩ,
chị và các em của chính bà. Nhưng bà biết rằng kẻ thù đáng sợ nhất của bà
lại chính là những người họ Tống. Bà biết những người này chẳng từ một
điều gì mà không làm.
Khánh Linh sang Bá Linh một thời gian ngắn để bàn thảo cùng Đặng Diễn
Đạt. Khánh Linh khuyên Đặng Diễn Đạt nên về hoạt động ngay tại Trung
hoa, thành lập Lực Lượng Thứ Ba ngay tại Thượng Hải. Đặng lén trở về
Thượng Hải và lôi cuốn được nhiều người tại khắp Trung hoa, những người
không thích cộng sản và khinh bỉ Quốc dân đảng. Đôi khi Đặng xuất hiện
trước đám đông, lên án chính phủ Nam Kinh đã phản lại quần chúng, và trở
thành công cụ cho quân phiệt, địa chủ và tài phiệt.
Người Trung hoa tưởng đã có được một lựa chọn chính trị mới với Lực
Lượng Thứ Ba của Đặng Diễn Đạt. Nhưng Tưởng và Bố già Đỗ Đại Nhĩ đã
liên kết với lực lượng cảnh sát của Anh và Pháp trong khu tô giới, và tìm
được chỗ trú ẩn của Đặng Diễn Đạt. Đặng bị bắt và giao cho mật vụ của
Nam Kinh. Tưởng giam Đặng Diễn Đạt bên ngoài Nam Kinh và ra lệnh tra
tấn ông ta trong nhiều tháng trời.
Khánh Linh cố gắng một cách tuyệt vọng để giải cứu Đặng Diễn Đạt. Bà
thân hành tới Nam Kinh, xin gặp Tưởng và hạ mình năn nỉ Tưởng tha cho
Đặnh Diễn Đạt. Tưởng ngồi im lặng, không trả lời trong lúc Khánh Linh
hết lời van xin. Cuối cùng Tưởng nói vắn tắt, "Tôi đã ra lệnh giết hắn rồi."
Thực ra ngày 29-11-1931, Đặng Diễn Đạt bị lôi ra khỏi phòng giam, và bị
thắt cổ bằng giây kẽm gai. Các tay đao phủ của Tưởng rất thiện nghệ thắt
cổ nạn nhân rất từ từ, kéo dài cả giờ để nạn nhân nếm mùi đau khổ. Lúc
Khánh Linh năn nỉ Tưởng thì Đặng Diễn Đạt đã chết từ nhiều ngày trước
rồi. Khánh Linh rất đau lòng. Khi trở về Thượng Hải, bà tố cáo vụ ám sát
chính trị này:
"Ngày nay không còn dấu diếm được sự kiện Quốc dân đảng đã mất tư thế
là một tổ chức cách mạng. Quốc dân đảng đã bị hủy diệt, không phải do kẻ
thù bên ngoài, mà là do chính các nhà lãnh đạo của đảng. Cách mạng bây
giờ chỉ là tàn sát và khủng bố. Dưới chiêu bài chống cộng, Quốc dân đảng
tiếp tục các hoạt động phản cách mạng. Những người trung thành với cách