BA CHỊ EM NHÀ HỌ TỐNG - Trang 197

Khi cuộc nội chiến Quốc Cộng chấm dứt, Khánh Linh trở về sống tại căn
nhà cũ tại Thượng Hải. Khi chính phủ Trung cộng thành lập, bà được mời
làm phó chủ tịch chính phủ tại Bắc Kinh, một chức vụ tượng trưng, hữu
danh vô thực, vì cộng sản đang cần đến uy tín của bà. Căn nhà bà từng sống
chung với Tôn Dật Tiên trên đường Molière tại Thượng Hải được biến
thành một thánh tích quốc gia. Bà dọn về căn nhà cũ của thân phụ. Trong
chính quyền Trung cộng, bà chỉ quý mến thân thiện với Chu Ân Lai. Bà chỉ
gặp Mao Trạch Đông một vài lần, nhưng thường cố ý tránh né. Năm 1960
bà bị bệnh ung thư bạch huyết và sống bệnh tật trong hai mươi năm cuối
cuộc đời bà.
Năm 1950 cuộc chiến tại Triều Tiên bùng nổ. Trung Cộng cho rằng Mỹ
muốn dùng Triều Tiên như một bàn đạp để xâm chiếm Trung hoa cho phe
Tưởng Giới Thạch, nên tung mấy triệu chí nguyện quân sang chiến đấu
giúp Bắc Triều Tiên. Bà Khánh Linh kịch liệt tố cáo Hoa Kỳ can thiệp vào
cuộc chiến tại Triều Tiên, và bà nỗ lực tranh đấu cho hòa bình thế giới.
Năm 1951 bà được trao tặng giải Hòa Bình Stalin. Tháng 12-1952, bà lãnh
đạo một phái đoàn Trung cộng tham dự Hội Nghị Hòa Bình Các Dân Tộc
tại thủ đô nước Áo, tại đó bà ngồi ghế chủ tọa cùng với những nhân vật nổi
tiếng thế giới. Bà tố cáo Hoa Kỳ dùng chiến tranh vi trùng tại Triều Tiên.
Vào giữa tháng 1-1953, trên đường về nước, bà ghé qua Mạc tư khoa, và là
người khách ngoại quốc cuối cùng gặp Stalin trước khi Stalin chết.
Kể từ năm 1950, bà Khánh Linh dấn thân vào các hoạt động bảo vệ thiếu
nhị Bà bị xẩy thai đứa con duy nhất của bà năm 1922, bây giờ bà dành tất
cả tình thương cho mọi trẻ con trong xã hội. Địa vị của Khánh Linh vượt
quá cả cái giới hạn tượng trưng mà người cộng sản dành cho bà. Năm 1957,
khi Mao Trạch Đông đi Mạc tư khoa tham dự Hội nghị Cộng đảng Quốc tế,
Mao mời bà Khánh Linh làm một thành viên của phái đoàn Trung cộng.
Mao Trạch Đông mời bà ngồi cạnh khi Mao ký bản tuyên ngôn vào lúc bế
mạc hội nghị. Là một người vừa lôi cuốn, khôn khéo và tận tình dâng hiến
cho phúc lợi của quần chúng, bà Khánh Linh đã biểu tượng cho những hình
ảnh đẹp nhất cho Trung hoa. Bà đã tham dự nhiều chuyến du hành thiện chí
trên thế giới và đã tạo được những ấn tượng rất thuận lợi. Tại thủ đô Ấn Độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.